Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phương hướng, nhiệm vụ năm học mới 2017 - 2018

Mới đây, tại Hội nghị Giám đốc sở GD&ĐT năm 2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Tiếp tục công tác quản lý, điều hành thành công trong năm học vừa qua, năm học mới 2017 - 2018, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành 9 nhóm nhiệm vụ, 5 giải pháp và sẽ còn tiếp tục trong những năm học tiếp…

9 nhiệm vụ trọng tâm

Trong năm học mới 2017 - 2018, giáo dục phổ thông và mầm non tập trung vào kỷ cương nền nếp, đạo đức lối sống; thầy ra thầy, trò ra trò, hạn chế nhất hiện tượng học sinh đánh nhau, không tuân thủ pháp luật; giáo viên cán bộ quản lý tăng kỷ cương công vụ, lấy kỷ cương nề nếp là sức mạnh, tạo nên chất lượng giáo dục.

Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, học đi đôi với hành, quan tâm tới trang bị kỹ năng nhất là kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh. Quyết tâm xây dựng hình ảnh của ngành giáo dục trước công luận, từng bước tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh và toàn xã hội.

Cụ thể, ngành giáo dục thực hiện 9 nhiệm vụ:

Về quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học: Đối với các khu vực thành phố, quy hoạch trường lớp phải mở rộng, thoát khỏi khu vực nội đô, khắc phục tình trạng quá tải, lớp quá đông. Tăng cường xã hội hóa với nhóm trường lớp chất lượng cao; đối với miền núi khó khăn, có lộ trình sắp xếp điểm lẻ về điểm trường chính nhưng không vội vàng, gắn với tiêu chuẩn của nông thôn mới. Đảm bảo chuẩn bị tốt tâm lý cho phụ huynh; bậc học mầm non, sáp nhập, dồn dịch các trường học phải đảm bảo yếu tố nhân văn, trẻ được ở gần bố mẹ chứ không dồn trường một cách cơ học; cấp tiểu học, THCS phải làm có lộ trình, tránh theo phong trào. Công tác quy hoạch trường, lớp mua sắm thiết bị dạy học phải gắn với quy hoạch, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, trọng tâm là quy hoạch phải gắn với đổi mới CT-SGK.

Phương hướng, nhiệm vụ năm học mới 2017 - 2018 - Hình 1

9 nhiệm vụ, 5 giải pháp năm học mới 2017-2018

Về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Ngay sau khi Bộ GD&ĐT hoàn thành các bộ chuẩn, quy chuẩn giáo viên, giảng viên sư phạm, trên cơ sở đó các tỉnh rà soát số lượng giáo viên từ mầm non đến phổ thông, kết hợp với các trường sư phạm xây dựng lộ trình đào tạo, bồi dưỡng. Tránh làm xáo trộn nhưng không để tình trạng nước đến chân mới nhảy. Tăng cường phương pháp đào tạo, bồi dưỡng từ xa. Tăng cường quản lý chất lượng khâu đầu ra, đánh giá, sát hạch, bằng các chuẩn, quy chuẩn phân tầng, xếp hạng giáo viên.

Về nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ: Đẩy mạnh thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016 - 2020, tập trung rà soát chuẩn quy chuẩn, tập trung vào công tác khảo thí minh bạch, khách quan. Các chương trình phải được thiết kế theo hướng thực tế, mỗi bậc học cần đến đâu thiết kế chương trình thi đến đó.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục: Đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý, quyết tâm xây dựng được hệ thống thông tin kết nối giữa Bộ với các sở GD&ĐT thông suốt cơ sở dữ liệu. Hệ thống thông tin cung cấp kịp thời, hai chiều để Bộ kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng mạng lớp học thông minh, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Về công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Năm học 2017 - 2018, sẽ là tâm điểm thực hiện Nghị định tự chủ trong nhà trường, nhất là tự chủ về nghiệp vụ, trong đó có tự chủ về nhân lực, tài chính.

Về hội nhập quốc tế: Các sở GD&ĐT phải tích cực tham mưu cho địa phương xây dựng những Đề án, chương trình thúc đẩy hội nhập quốc tế. Trong đó, giải pháp quan trọng là xã hội hóa, các địa phương phải đẩy mạnh xã hội hóa để có mức độ hội nhập quốc tế của riêng địa phương.

Về tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục: Rà soát hệ thống trường lớp, có kế hoạch rõ ràng cho các trường thực hiện dạy học 1 buổi, 2 buổi/ngày, kiên quyết không để xảy ra tình trạng nợ chuẩn. Để triển khai, cần thực hiện huy động vốn cụ thể từ nguồn vốn trung ương, vốn địa phương, nguồn xã hội hóa nhằm khắc phục tình trạng trường, lớp học không được kiên cố hóa.

Về nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực: Ở bậc phổ thông, các địa phương phải rà soát lại giáo dục cơ bản, giáo dục mũi nhọn, củng cố trường THPT chuyên, Bộ sẽ cân nhắc việc xây dựng thông tư hướng dẫn riêng về nhiệm vụ này, lấy nòng cốt từ kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa để các kỳ thi nhẹ nhàng hơn, thúc đẩy giáo dục mũi nhọn, tạo nguồn bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về phân luồng và định hướng nghề nghiệp: Các tỉnh phải chú trọng bố trí số lượng giáo viên nghiêm túc thực hiện phân luồng, chấm dứt tình trạng kiêm nhiệm, việc hướng dẫn phân luồng, trải nghiệm phải làm tốt để học sinh định hướng nghề nghiệp, tạo tâm lý bình đẳng giữa đại học, nghề nghiệp.

5 giải pháp thực hiện

Về pháp chế: Thống nhất rà soát những văn bản còn chưa hợp lý, trái quy định. Tâm điểm là sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học, đẩy mạnh cải cách hành chính.

Về nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ quản lý giáo dục các cấp: Sau khi có chuẩn, quy chuẩn của các vị trí chức danh, đề nghị các Sở thiết kế chương trình bồi dưỡng cán bộ để kịp thời đáp ứng chuẩn; tổ chức đánh giá, phân loại xếp hạng cán bộ quản lý, công tác bổ nhiệm yêu cầu phải đạt chuẩn. Phải căn cứ vào thực tế, đối với lãnh đạo nhìn vào năng lực kỹ năng quản trị trường học chứ không phải bằng cấp.

Về tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục: Ngành giáo dục tích cực tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh bàn các giải pháp xã hội hóa theo hướng đầu tư cho bậc học mầm non, tiểu học ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương; với mục tiêu ở trường chất lượng cao, phải để các nhà đầu tư tư nhân tham gia; khắc phục tình trạng trong trường công lập lại có một phần chất lượng cao.

Về giải pháp tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục: Bộ sẽ kết nối các thông tư trong lĩnh vực này thành các bộ chuẩn chất lượng và công bố cho các địa phương làm căn cứ thước đo thực hiện, qua đó đánh giá được mặt bằng chất lượng giáo dục các địa phương.

Về đẩy mạnh công tác truyền thông: Cần bước chuyển tốt nhưng phải đi vào chiều sâu, chủ động truyền thông bài bản trong năm học mới.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Liều lĩnh cắt trộm rào thép lưới trên đường cao tốc Bắc Nam
Liều lĩnh cắt trộm rào thép lưới trên đường cao tốc Bắc Nam

Ngày 24/4, thông tin từ Công an huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đơn vị này đang tạm giữ hình sự 3 đối tượng trộm cắp tấm thép lưới (loại B40) trên đường cao tốc Bắc - Nam. Bước đầu ước tính tổng thiệt hại lên đến gần 100 triệu đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp theo cách thức như thế nào?
Hỗ trợ doanh nghiệp theo cách thức như thế nào?

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thẳng thắn chia sẻ thực tế “rất thực dụng” khi nhận được câu hỏi doanh nghiệp cần hỗ trợ thế nào. Doanh nghiệp cần hỗ trợ, nhưng họ rất thực tế và thực dụng.

Xử phạt 27,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy 1.240 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu
Xử phạt 27,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy 1.240 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 27,5 triệu đồng đối với ông T.V.T. Đồng thời, buộc tiêu hủy 1.240 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng vọt đang ảnh hưởng tới những mối quan hệ thương mại trên toàn thế giới
Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng vọt đang ảnh hưởng tới những mối quan hệ thương mại trên toàn thế giới

Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010 đang gây ra căng thẳng thương mại trên toàn thế giới.

Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay xuống mức 6%
Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay xuống mức 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay xuống mức 6% so với mức dự báo 6,7% đưa ra trước đó, do tăng trưởng quý I thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.

Doanh số bán iPhone của Apple đã giảm mạnh tại Trung Quốc trong quý I/2024
Doanh số bán iPhone của Apple đã giảm mạnh tại Trung Quốc trong quý I/2024

Theo báo cáo mới từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, doanh số bán iPhone của Apple đã giảm mạnh tại Trung Quốc trong quý I/2024 do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ thương hiệu nội địa Huawei.