Các hội thảo còn cung cấp cho nông dân kiến thức quản lý dinh dưỡng trên cây trồng, tăng cường kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, thông tin thị trường, phân biệt phân bón thật – giả. Các hội thảo rất đa dạng, từ cây ngắn ngày (lúa, rau, tỏi…) đến cây dài ngày và cây ăn quả (cà phê, thanh long, ổi, sầu riêng, cam…).

Ngoài cán bộ trong nước, PVFCCo tiếp tục mời các chuyên gia nước ngoài đến từ các nền nông nghiệp phát triển cùng ra đồng ruộng với bà con để chuẩn bị kỹ lưỡng từ đất, nước, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; phổ biến cho bà con các thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn cho cả mùa do Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia phát hành.

PVFCCo tổ chức 300 hội thảo, tọa đàm hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hiệu quả - Hình 1

Những hội thảo đã cung cấp kiến thức bổ ích cho nông dân về sử dụng phân bón hiệu quả, tăng năng suất cây trồng

Mới đây, Hội thảo tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân được tổ chức, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ nhấn mạnh thông điệp “Hãy cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón”. Theo các chuyên gian, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay thấp đến mức đáng lo ngại, dưới 50%, tức một nửa lượng phân bón bị mất đi mà cây trồng không sử dụng được.

Cụ thể, hiệu quả sử dụng phân đạm dưới 50%, phân lân dưới 30% và phân kali dưới 40%. Nguyên nhân chính là do các yếu tố thời tiết gây hại (mưa, nắng…) làm bốc hơi, khuếch tán một lượng phân bón khi cây trồng chưa kịp hấp thu. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Tại hội thảo, sản phẩm phân bón phù hợp sử dụng trong vụ mùa khô được giới thiệu ưu điểm: Hạt trong, tan nhanh, nhanh phát; và tập trung sản xuất các công thức NPK Phú Mỹ phù hợp cho đầu vụ và mùa khô, bổ sung trung vi lượng liên kết chặt chẽ hạn chế tối đa hiện tượng rửa trôi như: NPK Phú Mỹ 20-20-15+TE, NPK Phú Mỹ 20-5-5+TE, NPK Phú Mỹ 27-6-6+TE…

 Các chuyên gia cho rằng, sản xuất phân NPK bằng công nghệ hóa học đã góp phần khắc phục tình trạng này; các chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng (TE) được phân bố đều trong từng hạt phân, được liên kết bền chặt hạn chế tình trạng phân bón bị rửa trôi. Được biết, ở Việt Nam hiện chỉ duy nhất nhà máy NPK Phú Mỹ sản xuất NPK bằng công nghệ hóa học có đầy đủ ưu điểm trên.

Ông Bùi Văn Dung, chủ mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ trên cây bưởi có quy mô 0,6 ha tại thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho biết: “Năm nay thời tiết bất thường hơn, nhưng mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ trên cây bưởi nhà tôi cho năng suất 1,4 tấn quả/ha, cao hơn mô hình đối chứng những 15%. Mô hình giúp cho nhà tôi có thu nhập khoảng 340 triệu đồng, cao hơn 85 triệu đồng so với vườn đối chứng”.

PVFCCo tổ chức 300 hội thảo, tọa đàm hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hiệu quả - Hình 2

Một chủ vườn khác, ông Lê Anh Quang, chủ vườn sầu riêng tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa nhận xét: “Lần đầu tiên sử dụng phân bón Phú Mỹ, tôi đã thấy hiệu quả vượt trội so với đối chứng (sử dụng các sản phẩm khác cùng tỉ lệ và hàm lượng dinh dưỡng).

Trong 0,5 ha sầu riêng nhà tôi, có những cây suy kiệt nặng từ những năm trước, tưởng chỉ còn nước chặt bỏ, nhưng khi bón NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE và Polysulphate không những cây được phục hồi tốt mà còn cho năng suất cao, quả đẹp, chất lượng thơm ngon và quan trọng nhất là không nứt trái, sượng trái”.

Tiến sỹ Trình Công Tư, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên nhận định: “Mô hình trình diễn sử dụng Phân bón Phú Mỹ cho cây sầu riêng tại xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã giúp tăng 12% năng suất ra trái.

Bên cạnh đó, với việc sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo tính bền vững, cây sầu riêng ở mô hình không chỉ cho lợi nhuận tăng thêm hơn 1 triệu đồng/cây so với các vườn đối chứng mà các chỉ tiêu sâu bệnh hại cây cũng giảm đáng kể”.

Đăng Trình