Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Bình: Thay đổi diện mạo cho công trình cấp nước nông thôn

Từ những công trình nước sạch nông thôn hoạt động kém hiệu quả, sau khi bàn giao lại Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình quản lý vận hành, đơn vị này đã làm “sống dậy”, thay đổi diện mạo mới.

Trong những năm qua, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở nông thôn, nhằm cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trong đó có việc quản lý yếu kém, không có nguồn kinh phí duy tu bảo dưỡng dẫn đến hàng loạt công trình sau khi đưa vào vận hành một thời gian ngắn đã hư hỏng, xuống cấp hoặc bị bỏ hoang. Vì vậy, làm “sống dậy” những công trình cấp nước tập trung nông thôn đang là nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm của Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình.

Theo thống kê, đến cuối năm 2018, trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh đã đầu tư 113 hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung với tổng công suất thiết kế là 42.743 m3/ngày đêm, cấp nước sạch cho khoảng 408.742 người. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn còn nhiều công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động, cụ thể: Số công trình hoạt động có hiệu quả là 46 công trình, chiếm 40,71%; số công trình hoạt động không hiệu quả là 48 công trình, chiếm 42,48%; số công trình hiện nay không hoạt động là 19 công trình, chiếm 16,81%.

Những công trình được đầu tư xây dựng từ năm 2005 trở về trước (chủ yếu do UBND xã làm chủ đầu tư) có nguồn vốn nhỏ, công tác thiết kế thi công không đồng bộ (chỉ mới thi công trạm và tuyến ống chính nên nhà máy không hoạt động được), công nghệ xử lý nước đơn giản (hầu hết các công trình cấp nước chỉ có bộ phận lọc thô và đường ống dẫn nước về cho thôn xóm). Hiện nay nhiều công trình đã bị hư hỏng và ngừng hoạt động, có công trình xây dựng xong đến nay vẫn không sử dụng được, có công trình chỉ phát huy hiệu quả được một phần, công tác quản lý thiếu bền vững, một số công trình không có tổ chức quản lý, không có kinh phí để duy tu, bảo dưỡng.

Công trình cấp nước xã Mai Hoá là một trong số đó. Năm 2008, tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (East Meets West Foundation) đã tài trợ vốn đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho xã Mai Hoá. Sau khi công trình đi vào hoạt động đã tác động tích cực đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương. Từ đó đến nay nhân dân địa phương đã sử dụng có hiệu quả nguồn nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày từ công trình này. Tuy nhiên do thời điểm đó, nguồn vốn bố trí hạn hẹp, công nghệ xử lý nước còn lạc hậu, kết cấu công trình giản đơn, quy mô dân số xã Mai Hoá vẫn chưa phát triển nhiều như hiện nay, cộng thêm việc quản lý sau đầu tư của nhân dân địa phương không phù hợp. Vì vậy đến nay, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, công suất cấp nước của hệ thống không còn đáp ứng với nhu cầu hiện tại.

Năm 2018, công trình này được được bàn giao về Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình quản lý vận hành. Với sự quan tâm của tỉnh, trung tâm đã tiến hành nâng cấp sữa chữa công trình phù hợp với nhu cầu dùng nước đồng thời đáp ứng được chất lượng nước cho người dân xã Mai Hoá, mở rộng đấu nối cho 323 hộ dân các thôn Tây Hoá, Bắc Hoá, Xuân Hoá, Nam Sơn nâng tổng số hộ đấu nối lên 672 hộ.

Quảng Bình: Thay đổi diện mạo cho công trình cấp nước nông thôn - Hình 1

Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình tiến hành sửa chữa, nâng cấp đường ống nước

Cũng trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, công trình cấp nước Châu Hoá cấp nước cho 2 thôn Kinh Châu, Uyên Phong do tổ chức Đông Tây Hội Ngộ đầu tư vào năm 2010, đưa vào sử dụng đến nay đã xuống cấp, lưu lượng không đủ đáp ứng nhu cầu cho bà con nhân dân ở tại đây, đặc biệt vào giờ cao điểm, mùa khô. Năm 2019, UBND tỉnh Quảng Bình có quyết định số 4476/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 về việc ban hành Đề án “ Nâng cao hiệu quả khai thác, vận hành và sử dụng bền vững các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung” giao cho Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý và vận hành, trong đó có công trình cấp nước sạch xã Châu Hoá. Nhằm nâng cao hiệu quả, cũng như đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch hợp vệ sinh cho bà con trên địa bàn xã Châu Hoá, Trung tâm đã tiến hành đấu nối hệ thống cấp nước Nhà máy nước Tiến Hoá và hệ thống cấp nước thôn Kinh Châu, Uyên Phong nhằm đáp ứng nhu cầu cho bà con về nguồn nước đạt chất lượng, sử dụng lâu dài, tránh để tình trạng thiếu hụt nguồn nước cũng như sử dụng các nguồn nước chất lượng kém khác, nâng tổng số hộ cấp nước lên đến 2.915 hộ.

Bà Phạm Thị Minh Lộc, thôn Liên Sơn, xã Mai Hóa, cho biết: “Trước kia, nước lúc có lúc không, chất lượng nước không đảm bảo. Từ khi chuyển giao cho trung tâm vận hành, quản lý nước được cấp liên tục, chất lượng đảm bảo, chúng tôi rất yên tâm”.

Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý và vận hành đã làm thay đổi diện mạo các công trình cấp nước sạch nông thôn. Tuy nhiên, hiện công tác quản lý vẫn gặp không ít khó khăn, nguồn kinh phí còn hạn hẹp, việc thi công hạ tầng đô thị, giao thông nông thôn khiến sự cố vỡ đường ống, biến đối khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng nước, ngoài ra các công trình bàn giao từ năm 2019 là những công trình đã xây dựng từ lâu, có những công trình xây lên mà chưa sử dụng, trang thiết bị đường ống đã cũ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, khó khăn trong quá trình vận hành.

Ông Bùi Thái Nguyên - Giám đốc Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng đấu nối, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước nhằm nâng cao chất lượng nước, tăng cường đội ngũ quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý trạm để phát huy tốt hiệu quả công trình. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công đồng dân cư nông thôn trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước cũng như bảo vệ môi trường".

Phạm Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) trên địa bàn tỉnh.

Chứng khoán phiên chiều 16/4: Lực cầu đỡ nhóm bluechip, thị trường thu hẹp đà giảm
Chứng khoán phiên chiều 16/4: Lực cầu đỡ nhóm bluechip, thị trường thu hẹp đà giảm

Thị trường đã có nhịp hồi phục đáng kể lên gần tham chiếu về cuối phiên, nhưng sức bật chủ yếu đến từ một số bluechip và điều này diễn ra ngay trước phiên đáo hạn phái sinh khiến độ tin cậy có phần giảm sút, nhà đầu tư vẫn cần phải lưu ý về diễn biến chỉ số VN30-Index vào ngày mai.

Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024
Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024

Ngày 16/4, tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024.

Cận kề dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các hãng hàng không tích cực tăng chuyến bay đêm
Cận kề dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các hãng hàng không tích cực tăng chuyến bay đêm

Cục Hàng không Việt Nam thông tin, từ đầu tháng 4, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các hãng hàng không nội địa đã cung ứng trung bình mỗi ngày 100.000 - 110.000 ghế trên các đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay trung bình trong tháng 3, chủ yếu trên đường bay Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.

Quảng Ninh bổ nhiệm một loạt cán bộ sở, ban, ngành
Quảng Ninh bổ nhiệm một loạt cán bộ sở, ban, ngành

Sáng 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm 4 lãnh đạo sở, ban, ngành.

Bánh kẹo Thiên Đức – Đặc sản OCOP tại làng Nguyễn Thái Bình có gì khác biệt?
Bánh kẹo Thiên Đức – Đặc sản OCOP tại làng Nguyễn Thái Bình có gì khác biệt?

Nói đến đặc sản của Thái Bình thì không thể không nhắc đến Bánh cáy làng Nguyễn. Đây vốn là món bánh dân dã với hương vị rất đặc trưng được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn. Xưa loại bánh này còn được dùng như một sản vật để tiến vua. Từ sự tâm huyết với sản vật của làng nghề, ngoài bánh cáy của xưởng chế biến thực phẩm bánh kẹo Thiên Đức, thì 3 sản phẩm khác đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận là Sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.