Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị

Điệp khúc lập biên bản, báo cáo

Như Thương hiệu & Công luận đã đưa tin, trên diện tích hàng nghìn ha đất rừng phòng hộ tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn tình trạng phá rừng, đào núi, mở đường xây dựng khu sinh thái, nghỉ dưỡng, nhà vườn… lại vô tư diễn ra và đi vào hoạt động nhưng không hề bị xử lý.

Trước tình trạng trên phóng viên đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Thu Hằng- GĐ BQL Rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội), tại buổi làm việc bà Hằng cho biết: "Hiện tại Ban đang quản lý 2095 héc ta rừng phòng hộ, việc mở đường trên đất rừng phòng hộ là sai, anh em trong Ban đi kiểm tra suốt, nếu phát hiện trường hợp nào thì sẽ lập biên bản ngay, hầu như ngày nào cũng lập rất nhiều biên bản".

Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị

Biên bản vẫn lập, tình trạng hàng loạt cây vẫn bị chặt hạ để phục vụ lợi ích cá nhân?

Việc lập biên bản là vậy, thế nhưng theo ghi nhận trực tiếp của phóng viên, tình trạng mở đường trên đất rừng phòng hộ ngày một gia tăng, đi dọc quanh khu vực rừng phòng hộ, chúng tôi vô cùng bất ngờ trước việc hàng loạt cây bị chặt hạ, một số cây mới hạ được tập kết ngay cạnh con đường mới mở, vậy liệu xây dựng cũng được tập kết ngổn ngang, hàng loạt con đường mới cũng đã được san phẳng, hàng rào lưới B40 đã được dựng lên, tất cả dường như đã theo một quy hoạch được dựng lên từ trước.

Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị

Tự ý xẻ đường, dựng cột bê tông và chăng lưới B40.

Khi phóng viên hỏi về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng trên đất rừng phòng hộ thì bà Hằng nhấn mạnh: “Tất cả những trường hợp phát sinh chúng tôi đều ngăn chặn, các cơ quan chức năng đều đã vào cuộc xử lý, chúng tôi đã lập biên bản, báo cáo lên huyện rồi, sáng nay(10/9) huyện cũng đã có các chỉ đạo. Tại khu Thiên Phú Lâm là đất chồng lấn giữa 2 đơn vị quản lý, chúng tôi đã báo sai phạm lên UBND huyện Sóc Sơn, huyện cũng đã có chỉ đạo những trường hợp vi phạm sẽ tiến hành cưỡng chế”.

Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị

Sẽ cưỡng chế các hạng mục vi phạm, liệu rằng đến bao giờ thì hoàn thành?

Khi được hỏi về việc tại sao khu vực Thiên Phú Lâm cũng như các khu vực khác vẫn hoạt động thì bình thường bà Hằng thông tin: “Sau khi phát hiện việc hoạt động kinh doanh chúng tôi cũng đã có các văn bản thông báo đình chỉ tất cả các hoạt động khi chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý. Đơn vị vẫn hoạt động thì bên kinh doanh phải chịu trách nhiệm. Đối với khu vực Choai villa và các khu vực lân cận Huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo cưỡng chế và ngăn cấm phát sinh xây dựng mới”.

Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị

Sai phạm mới vẫn tiếp tục diễn ra 

Bà Hằng cũng cho rằng việc xây dựng trên đất rừng phòng hộ thì trách nhiệm chính là của chính quyền địa phương, bên BQL chỉ phát hiện và ngăn chặn.

Theo như lời của bà Hằng thì những sai phạm rõ ràng, đã bị phát hiện từ trước, các văn bản pháp luật về đình chỉ hoạt động, thi công đều đã được ban hành, thế nhưng trên thực tế thì những văn bản lập ra chỉ mang tính chất “lập cho có”, còn trên thực tế thì những vi phạm không những không bị xử lý mà ngày càng lan rộng, việc ngăn chặn của BQL rừng phòng hộ dường như cũng chỉ được thực hiện trên giấy?

Chính quyền sở tại có làm ngơ ?

Ở một diễn biến khác, khi liên hệ làm việc với ông ông Nguyễn Văn Hân - Chủ tịch UBND xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội, ông Hân cho biết: “Em lên rừng phòng hộ thì cứ lên rừng phòng hộ ấy, anh liên quan gì đến rừng phòng hộ. Góc độ quản lý thì em cứ làm việc với cơ quan lâm trường, BQL rừng người ta quản lý. Việc xây dựng thì nó có thế thôi, nó tồn tại từ ngày xưa, anh mới lên Chủ tịch nên anh cũng không nắm được. Họ xây thế nào được mới, mai bọn anh phá dỡ hết, chả lấy đâu mà xây được”.

Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị

Chủ tịch xã Minh Phú cho biết việc xây dựng tồn tại từ trước và do mới lên không nắm được

Theo lời của lãnh đạo xã Minh Phú thì tại đây không hề có phát sinh mới, thế nhưng, trên thực tế phóng viên ghi nhận được các hạng mục xây mới vẫn đang được xây dựng, vật liệu xây dựng vẫn đang được tập kết khắp nơi, tại khu vực phía trong của khu Thiên Phú Lâm việc hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, các hạng mục xây dựng dở dang vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, đường vẫn tiếp tục được mở và cây vẫn tiếp tục bị chặt hạ…

Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị

Hoạt động xây dựng trái phép tại khu rừng phòng hộ thôn Lâm Trường (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Là cơ quan quản lý trên địa bàn xã, cánh tay nối dài của UBND huyện Sóc Sơn và TP.Hà Nội, thế nhưng câu trả lời của vị lãnh đạo UBND xã Minh Phú lại hết sức thờ ơ, những sai phạm tồn tại cũ và phát sinh mới là rõ ràng, thế nhưng lãnh đạo UBND xã Minh Phú không những không hề có biện pháp ngăn chặn, xử lý mà còn đùn đẩy trách nhiệm cho các đơn vị khác?

Trước đó vào thời điểm năm 2016, nhiều cơ quan thông tấn báo chí đã đưa tin về việc “Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị băm nát”, ngày 20/4/2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành văn bản 2293/UBND-TH yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu về việc xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ tại huyện Sóc Sơn.

Chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội là vậy, tuy nhiên sau hơn 2 năm những sai phạm cũ không hề bị xử lý, mà còn phát sinh thêm nhiều sai phạm mới nhưng các cấp chính quyền sở tại vẫn không hề có động thái xử lý.

Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị

Rừng phòng hộ Sóc Sơn bị

Việc hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra

Trước tình trạng trên, đề nghị UBND huyện Sóc Sơn, UBND TP.Hà Nội, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội sớm vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng trên.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Duy Thế - Anh Đức