Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 1

Như Thương hiệu & Công luận đã thông tin, hàng chục héc ta rừng phòng hộ thuộc thôn Lâm Trường (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn) đang bị “xẻ thịt”, tự ý chuyển đổi sai mục đích để làm những khu sinh thái, nghỉ dưỡng, biệt thự nhà vườn.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 2

Dọc tuyến đường vào thôn Lâm Trường, xã Minh Phú những tấm biển chỉ dẫn của những khu nhà vườn, sinh thái, nghỉ dưỡng được cắm tràn lan, công khai.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 3

Theo người dân tại đây, nếu muốn xây dựng biệt thự, chủ đất phải chuyển đổi từ đất rừng phòng hộ sang đất vườn. Nếu thành công, sẽ được xây dựng nhà tạm bằng tre, nứa trên diện tích 200 - 400 m2.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 4

Tuy nhiên nhiều người lợi dụng quy định này để xây biệt thự, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, biệt phủ hoành tráng, thay vì dựng nhà tạm bằng tre, nứa.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 5

Nơi đây là thiên đường của những hoạt động nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 6

Theo người dân, đất rừng tại vị trí đẹp (sườn núi,có hồ nước, tiện đường giao thông...) đã được các đại gia ở nội thành Hà Nội mua hết.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 7

Bên trong những khu dịch vụ là hàng loạt các tiện ích với nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ dưỡng, bể bơi...

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 8

Những công trình vi phạm trên mọc lên đã lâu nhưng các cơ quan chức năng vẫn chần chừ, không đưa ra biện pháp xử lý dứt điểm.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 9

Khu sinh thái Thiên Phú Lâm được xây dựng, kinh doanh trong đất rừng phòng hộ (?!)

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 10

Vé vào cửa là 60.000 đồng/lượt người

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 11

Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí trong khuân viên rừng đặc dụng.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 12

Trong đó, có nhiều hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây cháy rừng như sử dụng bếp nướng trong các buổi picnic...

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 13

Hay đốt lửa trại

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 14

Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội thừa nhận hoạt động của khu sinh thái này trên rừng phòng hộ là không đúng và đề nghị cưỡng chế các công trình xâm lấn đất rừng.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 15

Thế nhưng đến nay, tồn tại cũ vẫn "chềnh ềnh" và các công trình mới vẫn tiếp tục được xây dựng trước sự "bất lực" của cơ quan chức năng.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 16

Một hạng mục đang xây dựng dang dở trong khu sinh thái Thiên Phú Lâm.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 17

Hoạt động xây dựng trái phép tại khu rừng phòng hộ thôn Lâm Trường (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 18

Vật liệu xây dựng vẫn được tập kết.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 19

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 20

Vẫn có người cho xe chở cát vào, máy móc vẫn tiếp tục đào xới đất rừng.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 21

Tình trạng đào núi, gạt đồi trái phép vẫn diễn ra.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 22

Cây rừng bị chặt hạ.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 23

Tự ý xẻ đường, dựng cột bê tông và chăng lưới B40.

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 24

Các con đường vòng quanh sườn đồi đang tiếp tục được mở dần lên cao, các lán trại vẫn được dựng và máy móc, dụng cụ, vật liệu xây dựng vẫn được tập kết, cho thấy hoạt động xây dựng trái phép ở đây vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong khi đó, Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội dường như không hay biết gì. Khi phóng viên đề cập đến các công trình xây dựng trái phép khiến rừng phòng hộ đang bị tàn phá, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, trưởng ban quản lý, chỉ nhắc đi, nhắc lại: "chúng tôi đã lập biên bản, đã báo cáo... Đó là các tồn tại cũ, không có phát sinh xây dựng mới...".

Bài 2: Cận cảnh các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, sinh thái “băm nát” rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 25

 Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động xẻ núi, gạt đồi để mở đường, xây dựng các công trình cứng phục vụ nghỉ dưỡng, kinh doanh tại rừng phòng hộ vẫn tiếp diễn hằng ngày trước sự buông lỏng của cơ quan quản lý. Và "lá phổi xanh của Hà Nội" đang ngày ngày bị "băm nát".

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Đức - Thế