.

Kỳ 1: Đường đi của những chiếc xe điện không phép!

Năm 2012, UBND Tỉnh Thanh Hóa đã trình Chính Phủ và Bộ giao thông vận tải thí điểm đầu tư xe ô tô điện phục vụ khách du lịch trên địa bàn TP Sầm Sơn và đã được Chính Phủ cũng như Bộ giao thông chấp nhận cho thí điểm chạy 2 năm. Ngày 01 tháng 4 năm 2013, UBND Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định số 1040 về quy định hoạt động tổ chức đối với loại xe điện này , trong đó nêu rõ điều kiện bắt buộc là những chiếc xe điện này phải đầy đủ giấy chứng nhận kiểm định an toàn  kỹ thuật cũng như đã được cấp đăng ký đăng kiểm và được cấp biển số xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì mới được hoạt động .Với số lượng xe lúc ấy được duyệt là 335 chiếc. Đúng một năm sau ngày 11 tháng 4 năm 2014, UBND Tỉnh lại ra văn bản chấp thuận tiếp tăng thêm 96 xe điện theo đề nghị  Sở Giao thông vận tải ngày 17 tháng 2 năm 2013 và cũng đã nêu rõ là phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông cũng như các quy định theo quyết định 1040 của UBND tỉnh . Mặc dù theo Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải thì tất cả các xe không đủ điều kiện đăng ký đăng kiểm, cấp biển số thì không được phép hoạt động.

Sầm Sơn – Thanh Hóa: Ai bảo kê cho những chiếc xe điện không phép hoạt động ? - Hình 1

Sau 4 năm hoạt động chạy thí điểm không phép  (vượt quá 2 năm theo quy định) đến ngày 04 tháng 5 năm 2016, Bộ giao thông vận tải đã có công văn hỏa tốc gửi UBND Tỉnh Thanh Hóa và Cục đăng kiểm VN yêu cầu Tỉnh phải kiểm tra và đăng ký đăng kiểm toàn bộ 547 xe điện trên địa bàn tỉnh trong đó có 431 xe điện đang hoạt động trên địa bàn Sầm Sơn và UBND tỉnh đã giao cho Sở Giao thông thực hiện việc đăng ký đăng kiểm cho những chiếc xe điện này xong trước ngày 15 tháng 6 năm 2016? . Nhưng không hiểu vì lý do gì mà cho đến tận bây giờ những chiếc xe điện này vẫn chưa được đăng ký đăng kiểm? Trộm nghĩ số phận của những chiếc xe điện này không khác gì những đứa con được chính cha mẹ mình đẻ ra nhưng lớn rồi biết đọc biết viết mà vẫn không được đặt tên trong giấy khai sinh, để rồi chúng trở thành những đứa trẻ không tên không tuổi và là nỗi lo của xã hội.Trở lại với 431 chiếc xe du lịch chúng đang là những phương tiện chính để đưa đón khách du dịch, vẫn ngang nhiên thu tiền khách và điều đặc biệt hơn là theo quy định do chính UBND Tỉnh Thanh Hóa quy định là những lái xe điện này phải có bằng B2 mới được phép lái , nhưng theo phán ánh của người dân ở đây thì có nhiều người không qua một trường lớp học lái nào vẫn cầm lái đi kiếm tiền, chính vì vậy mà theo thống kê thì năm nào Sầm Sơn cũng xảy ra nhiểu trường hợp tai nạn do xe điện gây nên. Còn một điều đáng nói nữa ở đây là với hơn 4 năm các xe điện này không đăng ký đăng kiểm đã làm thất thu thuế của nhà nước một khoản thu không hề nhỏ vậy với số tiền này đã vào túi ai…?. vậy thử hỏi với kiểu quản lý như Tỉnh Thanh Hóa nói chung và của Sở Giao thông Thanh hóa nói riêng liệu có sự công bằng và nghiêm minh hay không? hay đằng sau sự việc này còn có những điều mà “biết rồi nhưng không ai giám nói”…rất cần có câu trả lời của các cơ quan chức năng của Tỉnh Thanh Hóa .

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn

                                                                                                                                                                            Tâm An