Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sản xuất, lưu hành phân bón giả: Siết quản lý sản xuất phân bón

THCL Phân bón giả vẫn “làm mưa làm gió” trên thị trường và ngành nông nghiệp chịu hậu quả vô cùng lớn. Còn nông dân, chỉ biết mơ hồ trước một ma trận thị trường phân bón thật - giả lẫn lộn với đủ chiêu thức quảng cáo về công nghệ, xuất xứ và nhập nhèm về công dụng.

“Ma trận” phân bón

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, công nghệ sản xuất phân bón tại nước ta phần lớn lạc hậu. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ngày càng phức tạp, có đến 80% số DN sản xuất bằng công nghệ thô sơ, khó bảo đảm chất lượng. Một trong những điểm nóng về phân bón giả đó là khu vực Tây Nguyên, những người trồng cà phê, hồ tiêu luôn canh cánh nỗi lo về chất lượng phân bón - sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất cây trồng.

Trong khi tại các cửa hàng kinh doanh phân bón với hàng trăm nhãn hàng, người nông dân không dễ phân biệt được. Thậm chí, có loại được giới thiệu là sản phẩm cao cấp, nhưng thành phần các chất dinh dưỡng lại chỉ khoảng 0,5% - 3%.

Mới đây, xưởng sản xuất phân bón của Công ty Thuận Phong (trụ sở tại Đồng Nai) sản xuất hàng chục loại phân bón, nhưng khi giám định chất lượng 29 mẫu phân bón của DN này tại Trung tâm Tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường chất lượng 3, chỉ có vỏn vẹn 9 mẫu có thành phần dinh dưỡng như công bố trên bao bì; còn lại 19 mẫu không đạt chất lượng.

Theo các cơ quan chức năng, trên thực tế có không ít DN phân bón đang gian lận chất lượng như Công ty Thuận Phong. Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp Nhiệt đới cho biết: “Trong danh mục của Bộ NN&TPNT, có hơn 5.000 loại phân bón được vào danh mục, còn chưa được vào danh mục chiếm hơn 50%”.

Ông Nghĩa cho rằng, nông dân đang bị rơi vào ma trận phân bón với hàng chục nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh trong sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng.

Tại Hội thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới - Định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất, kinh doanh phân bón”, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu rõ, theo điều tra mới nhất của Hiệp hội tại 60 tỉnh, thành phố, cả nước đã có hơn 700 cơ sở sản xuất phân bón. Mặc dù, Bộ Công thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón vẫn sản xuất theo lối tự phát. Nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không đủ năng lực chuyên môn, không có phòng thử nghiệm nên thuê ngoài giám định chất lượng, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào. Thực tế này dẫn đến nguy cơ DN nhỏ lẻ dễ lách luật, tạo cơ hội cho các DN làm phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

“Việc cung ứng rất chồng chéo, phân bón trong Nam đưa ra Bắc, phân bón ngoài Bắc đưa vào Nam cùng một tên, cùng một chủng loại, cùng hệ số… Hệ thống đại lý thì có quá nhiều cấp, làm đội giá thành sản phẩm, nông dân nghèo phải chịu, phải mua. Phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang là một tệ nạn”, ông Thúy nói.

Cần xử lý nghiêm

Cuối năm 2015, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã phát hiện Trung tâm Khảo nghiệm phân bón Quốc gia đã cấp giấy chứng nhận chất lượng cho 815 sản phẩm phân bón, trong đó có tới 118 sản phẩm không được lấy mẫu, 697 sản phẩm không được phân tích mẫu…

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương: Vụ việc này chính là một minh chứng cho việc có sự tiếp tay của một số cán bộ cơ quan nhà nước đối với việc sản xuất, kinh doanh và lưu hành phân bón giả - vốn cực kỳ bát nháo trong thời gian qua. Mức thiệt hại gây ra là vô cùng to lớn, khiến người nông dân càng thêm điêu đứng, phá hoại nền nông nghiệp, nền kinh tế nước nhà.

Nhằm hạn chế tình trạng phân bón giả hoành hành, theo Đại biểu Cương, trước hết, đối với những trường hợp sai phạm, cần phải xử lý thật nghiêm theo quy định của pháp luật. Không chỉ xử lý đơn vị trực tiếp cố tình vi phạm pháp luật như ở Trung tâm Khảo nghiệm phân bón Quốc gia, mà còn đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Thật vô lý là anh giao cho trung tâm rồi họ làm bậy, vi phạm pháp luật mà anh không biết gì? Điều đó là không thể chấp nhận được!

Thứ hai, cần phải xem xét lại tất cả các loại phân bón, làm sao để giảm số lượng phân bón lưu hành trên thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả những loại sản phẩm được lưu hành phải là các sản phẩm chất lượng. Các cơ sở sản xuất phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được phép sản xuất và kinh doanh.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng: Trên thị trường hiện nay, có vô số phân bón giả, gây hậu quả khôn lường, mùa màng thất bát, lúa không hạt, khoai không củ, ngô không bắp… Vì vậy, các cơ quan quản lý phải làm rõ trách nhiệm. Đối với lực lượng quản lý thị trường, tại sao lại để hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành? Đối với người ký khống giấy phép lưu thông, phải truy đến cùng, vì việc này chắc chắn có yếu tố lợi ích nhóm. Có như thế, thị trường phân bón mới trong sạch được.

Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, Nghị định 202 về sản xuất, kinh doanh phân bón quy định sản xuất, kinh doanh phân bón là ngành có điều kiện, được giao cho Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, số lượng phòng phân tích được chỉ định rất hạn chế và phân bổ địa bàn chưa hợp lý, gây khó khăn rất lớn khi có sự kiểm nghiệm hoặc bị kiểm nghiệm chồng chéo. Do đó, cần sửa Nghị định 202, theo đó, quy định bắt buộc các cơ sở sản xuất phân bón phải tự đầu tư phòng thí nghiệm, kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình sản xuất.

“Phải chăng, trong ngành phân bón đang có sự bao che, lợi ích nhóm khi hàng loạt vụ việc làm trái quy định của pháp luật, song vẫn được tiếp tay làm sai lệch, đổi mẫu phân bón kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng phân bón giả thành phân bón tốt? Vì vậy, cần phải có tiêu chí và chế tài xử phạt hành chính, xử phạt hình sự đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ”, ông Thúy nói.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa: “Để thị trường phân bón cạnh tranh lành mạnh, người nông dân thoát khỏi tình trạng phân bón giả, công tác quản lý nhà nước cần giao Bộ NN&PTNT chuẩn hóa 100 loại phân bón phục vụ các quy trình kỹ thuật bón phân cho các loại cây trồng chính; giao Bộ Công thương chịu trách nhiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và các chủng loại phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

Hoan nguyễn

Tin mới

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử
Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.

Kỷ niệm 35 năm thành lập Đồng hương Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 35 năm thành lập Đồng hương Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, Hội đồng hương Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức chương trình họp mặt kỷ niệm 35 năm thành lập (19/5/1989 - 19/5/2024); kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

CTCP Bất động sản Thế kỷ (CRE) khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo định kỳ quý I/2024
CTCP Bất động sản Thế kỷ (CRE) khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo định kỳ quý I/2024

Sau khi cổ phiếu tiếp tục nằm trong diện cảnh báo, CTCP Bất động sản Thế kỷ (Cenland, mã CRE- sàn HOSE) đã thực hiện giải trình và báo cáo tình hình khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo định kỳ quý I/2024.

Cơ sở kinh doanh “Siêu thị đồng giá 15k” tại 422 Tô Hiệu, Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cơ sở kinh doanh “Siêu thị đồng giá 15k” tại 422 Tô Hiệu, Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Vừa qua, Toà soạn Thương hiệu và Công luận tiếp tục nhận được phản ánh về việc tại trung tâm TP. Hải Phòng xuất hiện cơ sở kinh doanh đồng giá 15k (cơ sở) tại số 422 Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ?

Thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm trong quản lý đất đai
Thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm trong quản lý đất đai

Thanh tra tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thanh tra TP Cần Thơ đã chỉ ra thiếu sót, sai phạm trong thực hiện thủ tục, tham mưu về công tác cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ)…

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.