Bà Đào Thị Hà (mặc áo xanh)

Bà Đào Thị Hà (người mặc áo xanh)

Xin bà cho biết về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?

Tại BR-VT, tính đến hết tháng 10/2019, toàn tỉnh đã kiểm tra 8.523 cơ sở, số cơ sở đạt tiêu chuẩn là 7.619 (chiếm tỷ lệ 89,4%); 904 cơ sở vi phạm. Nguyên nhân vi phạm do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng lưu mẫu, kiểm thực 3 bước; hàng hóa không nhãn mác; nước đá dùng liền, nước uống đóng bình/chai nhiễm vi sinh; vệ sinh cơ sở không đảm bảo; trang bị bảo hộ lao động không đầy đủ… Đã xử lý 61 cơ sở vi phạm với số tiền 802.500.000 đồng và nhắc nhở 843 cơ sở.

Công tác truyền thông được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức: Tổ chức lễ phát động tháng hành động vì ATTP 2019 tại các huyện, thị, thành phố với 31 xe loa diễu hành trên các trục đường; viết 248 bài báo đăng trên báo ngành, Cục ATTP và trang webside của đơn vị; phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Đài PTTH tỉnh, tổ chức tọa đàm.

Có sự phối hợp giữa các trung tâm y tế, UBND xã/phường/thị trấn, tổ chức 38 lớp/3.528 người tập huấn tuyên truyền kiến thức ATTP cho người sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu dùng thực phẩm; tổ chức 12 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện và xã với 920 lượt người tham dự.

Đã giám sát 3.521 mẫu thực phẩm kiểm tra hàn the, đạt 3.500 mẫu (99,4%); 1.810 mẫu thực phẩm kiểm tra Formol, đạt 1.808 mẫu (99,9%); 515 mẫu rượu kiểm tra Methanol, đạt 515 mẫu (100%); 2 mẫu thực phẩm kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, đạt 02 mẫu (100%); 12 mẫu thực phẩm kiểm tra Hypochloric, đạt 12 mẫu (100%); 22 mẫu thực phẩm kiểm tra Salicilic, đạt 22 mẫu (100%); 127 mẫu thực phẩm kiểm tra phẩm màu, đạt 127 mẫu (100%)...

Mặc dù các ngành, lực lượng chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý VSATTP, tuy nhiên, tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra. Tính đến hết tháng 10/2019, trên địa bàn tỉnh, có 4 vụ ngộ độc thực phẩm với 45 ca mắc, không có ca tử vong.

Vai trò của Chi cục ATVSTP tỉnh trong việc kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm VSATTP trong năm qua như thế nào?

Năm 2019, Chi cục ATVSTP đã thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành với các sở ban ngành liên quan. Kết quả, đã kiểm tra 8.523/9.207 cơ sở (chiếm 92,6%). Trong đó, có 7.619 đạt (chiếm 89,4%), không đạt là 904 (chiếm 10,6%). Xử lý nghiêm 61 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt 802.500.000 đồng.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành, Chi cục tích cực tuyên truyền, phổ biến những kiến thức mới về ATTP đến người SXKD, sơ chế và chế biến thực phẩm để nâng cao ý thức thực hành của những người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Đối với những trường hợp vi phạm có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ATTP, hoặc tái phạm nhiều lần, Chi cục tiến hành xử lý vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động để tăng cường tính răn đe.

Dưới đây là một số giải pháp.

Trước hết, ưu tiên hỗ trợ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, đảm bảo ATTP. Tổ chức tập huấn kỹ năng kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về ATTP cho đội ngũ chuyên trách cấp huyện, xã/phường nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP, đáp ứng yêu cầu công tác  tại địa phương.

Các cơ quan chức năng tại địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực tiếp đến người sản xuất, chế biến, kinh doanh và NTD thực phẩm; nâng cao ý thức chấp hành của người SXKD, không vì lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Các ngành chức năng thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm. Những vụ việc vi phạm nghiêm trọng, cần phải được công khai trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao ý thức của người SXKD và NTD.

Phối hợp liên ngành trong kiểm tra ATTP Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, Tháng hành động vì ATTP, các cuộc kiểm tra đột xuất...

Trân trọng cảm ơn bà!

Đào Quốc Thịnh (Thực hiện)