Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Siết” hoạt động xuất khẩu lao động

Tính đến thời điểm này, Bộ LĐ-TB&XH đã cấp giấy phép cho hơn 200 đơn vị hoạt động đưa người đi làm việc tại nước ngoài. Bên cạnh những đơn vị đã được cấp phép, vẫn có nhiều đơn vị chưa được cấp phép, nhưng vẫn hoạt động - cố tình làm trái các quy định đã ban hành.

 

“Siết” hoạt động xuất khẩu lao động - Hình 1

Tại một lớp học đi XKLĐ (Ảnh minh họa)

Hoạt động trái pháp luật

Qua tìm hiểu, PV đã phát hiện một số đơn vị chưa được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép, nhưng vẫn hoạt động rầm rộ.

Những đơn vị này, thường lập ra các trang website để quảng bá hình ảnh và đăng tin quảng cáo tuyển dụng lao động. Có những thông tin chỉ chung chung, cũng có những thông tin về đơn hàng khá chi tiết, thực tế nhiều đơn hàng vẫn chưa được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Cục QLLĐNN) chấp thuận. Họ cố tình đăng tuyển, mục đích lôi kéo người lao động đến với công ty nhằm thu một khoản tiền đặt cọc, sau đó tìm cách chiếm dụng vốn của người lao động. Khi người lao động đến phỏng vấn thì dễ dàng trúng tuyển ngay và bắt đầu quá trình học tiếng…

Những công ty này liên kết với một số trung tâm đào tạo tiếng và đưa người lao động sang học. Về việc học, có người bị kéo dài thời gian đến 1 năm hoặc lâu hơn nữa, sau đó công ty lấy lý do vẫn chưa có đơn hàng. Sốt ruột vì đợi lâu, một số lao động đã chủ động rút hồ sơ. Ngay lập tức, những công ty này tìm đủ lý do để trừ nhiều khoản tiền vì phá cam kết, mất tiền nhưng vẫn không xuất cảnh được.

Cá biệt, có công ty còn nhận cả lao động không biết chữ và thu luôn tiền đặt cọc. Khi lao động không học được tiếng, công ty đó sẽ lấy lý do việc không đạt được đơn hàng là lỗi của người lao động. Như vậy, người lao động đó lại bị mất một khoản tiền không nhỏ vì “chiêu trò” của những công ty này.

Có những cá nhân/đơn vị còn lợi dụng danh nghĩa của một số đơn vị đã được cấp phép, để thu tiền của người lao động rồi bỏ trốn. Thời gian qua, nhiều đối tượng đã bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều này làm mất niềm tin và ảnh hưởng đến những đơn vị đang hoạt động theo đúng pháp luật.

Trên thực tế, nhiều đơn vị đã được cấp phép về hoạt động xuất khẩu lao động, nhưng cũng làm trái các quy định đã ban hành. Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã xử phạt nhiều đơn vị vì những lỗi vi phạm khác nhau. Những đơn vị này đã liên kết/cho thuê giấy phép của mình đối với những đơn vị chưa được cấp, khi xảy ra tranh chấp thì lại đổ lỗi cho nhau. Cuối cùng, vì lợi ích của các bên, họ sẵn sàng bỏ mặc người lao động, không giải quyết quyền lợi theo quy định.

Thậm chí, một số website còn ngang nhiên mạo danh để logo của Bộ LĐ-TB&XH ngay trên đầu trang chủ, giới thiệu là đơn vị trực thuộc Bộ, gây hiểu lầm cho người lao động. Khi PV vào làm việc và đưa vấn đề này ra, những trang website này mới gỡ bỏ nội dung sai quy định.

Khi được hỏi các thông tin liên quan, không ít người lao động, do trình độ học vấn còn hạn chế, không hề biết đến các quy định của Nhà nước đã ban hành. Họ chỉ tin vào những lời nói của nhân viên tư vấn, không biết cách kiểm chứng/xác minh thông tin. Vì vậy, họ rất dễ bị lừa, khi biết bị “mắc bẫy”, khi phát hiện ra, thì phải trả một khoản phí không hề nhỏ, hoặc phải nộp thêm rất nhiều tiền thì mới có thể xuất cảnh được.

Cần giám sát chặt chẽ

Liên quan đến những nội dung trên, PV đã liên hệ làm việc với Cục QLLĐNN. Đại diện lãnh đạo Cục cho biết: “Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Cục QLLĐNN và các đơn vị liên quan, quyết liệt triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả, tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát chặt chẽ công tác tuyển chọn, đào tạo, thu phí của DN.

Khi phát hiện các sai phạm, Bộ và Cục đã xử lý nghiêm theo quy định. Năm 2017, Cục đã phối hợp với Thanh tra Bộ tăng cường thanh tra chuyên đề (vừa qua Bộ LĐ-TB&XH đã xử phạt 19 DN vi phạm).

Với những tổ chức, cá nhân không có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà tham gia hoạt động này là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Nếu nhận được phản ánh, Cục QLLĐNN sẽ chuyển vụ việc tới cơ quan công an để điều tra và xử lý.

Ngoài ra, Cục thường xuyên phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lĩnh vực này như các quy định và quy trình thủ tục đi làm việc hợp pháp ở nước ngoài, cảnh báo các rủi ro khi đi theo con đường trái phép, công khai thông tin về các DN được cấp phép, doanh nghiệp bị đình chỉ và DN bị thu hồi giấy phép, thông tin về các đơn hàng được Cục thẩm định chấp thuận cho DN triển khai trên trang thông tin điện tử của Cục (www.dolab.gov.vn) để người dân được biết.

Khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, người lao động nên tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn các đơn hàng hợp pháp, công việc phù hợp với năng lực của bản thân, không nên đăng ký theo những quảng cáo trên các trang mạng không chính thống.

Trường hợp nhận được phản ánh về các DN có giấy phép xuất khẩu lao động ký hợp đồng với người lao động, nhưng thực hiện không đúng hợp đồng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, Cục QLLĐNN sẽ hướng dẫn người lao động cung cấp các thông tin liên quan, đồng thời yêu cầu DN giải trình báo cáo và giải quyết khiếu nại của người lao động, tiến hành thanh lý hợp đồng với người lao động.Cục QLLĐNN sẽ giám sát quá trình giải quyết khiếu nại này; trường hợp phát hiện DN vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo
Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện lừa đảo và thông báo phạt nguội giao thông, tránh mắc bẫy của những đối tượng xấu.

Bắt giữ 2 đối tượng mua bán hơn 6.500 viên ma túy
Bắt giữ 2 đối tượng mua bán hơn 6.500 viên ma túy

Ngày 17/4, Công an TP. Sơn La chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh Sơn La đã phá thành công Chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi "Mua bán trái phép ma túy".

Tạm hoãn xuất cảnh đối với Giám đốc Công ty TNHH 1TV Việt Mỹ - Hạ Long
Tạm hoãn xuất cảnh đối với Giám đốc Công ty TNHH 1TV Việt Mỹ - Hạ Long

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh vừa ra Thông báo số 3734, 3735, 3748/TB-CTQNI ngày 16/4/2024 gửi Cục Quản lý xuất cảnh, Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.

Phá chuyên án về ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn
Phá chuyên án về ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn

Công an TP. Hà Nội vừa thông tin kết quả ban đầu khám phá chuyên án 986H về ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn ở Hà Nội.

Giá sầu riêng giảm sâu đâu là nguyên nhân?
Giá sầu riêng giảm sâu đâu là nguyên nhân?

Tính đến giữa tháng 4/2024 các loại sầu riêng của Việt Nam đều rớt giá 50% so với đầu tháng Tư, dù rớt giá nhưng theo các chuyên gia người trồng vẫn có lãi, chỉ có điều không còn lợi nhuận "khủng" như thời gian trước.

Xử phạt cơ sở buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu và không có giấy phép kinh doanh
Xử phạt cơ sở buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu và không có giấy phép kinh doanh

Đội QLTT số 8 thuộc Cục QLTT Gia Lai xử phạt 16.500.000 đồng đối với 01 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai về hành vi vi phạm buôn bán 60 bao thuốc lá điếu nhập lậu và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định.