Thành lập năm 1911, AEON là tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Nhật Bản. AEON MALL thuộc Công ty TNHH AEON Việt Nam là trung tâm thương mại Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam được thành lập, đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô hình Trung tâm thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị vào ngày 07/10/2011. Kể từ khi khai trương cửa hàng đầu tiên vào năm 2014, đến nay, Tập đoàn AEON đã phát triển 6 Trung tâm thương mại  AEON và 15 siêu thị AEON Maxvalu tại Hà Nội (thuộc Tập đoàn) và công ty con Aeon Citimart có 15 siêu thị ở phía Nam.

AEON Maxvalu là thương hiệu siêu thị vừa và nhỏ đã có mặt tại Nhật Bản do Tập đoàn AEON phát triển. Tại Việt Nam, các siêu thị AEON Maxvalu cung cấp những sản phẩm thiết yếu hàng ngày với chất lượng tiêu chuẩn tương đương như tại các Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON và được đặt tại các khu dân cư, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.

Trên website: https://aeonmaxvalu.com.vn/ giới thiệu, tại AEON MaxValu, quý khách sẽ được trải nghiệm phong cách mua sắm tiện lợi, an toàn cho sức khoẻ với những sản phẩm được kiểm duyệt theo tiêu chuẩn Nhật Bản. AEON MaxValu cung ứng đầy đủ mặt hàng, trong đó bao gồm cả những sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Nhật. Cùng với dịch vụ chu đáo, khách hàng sẽ được tận hưởng 05 giá trị danh tiếng, đó là: Niềm tin, Chất lượng, Cảm nhận, Văn hoá và Tinh thần.

Nội dung quảng cáo trên website là vậy, nhưng siêu thị AEON Maxvalu tại quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội lại đang bày bán nhiều sản phẩm không có tem nhãn thể hiện thông tin nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Điều này gây nghi ngờ cho người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm cũng như 05 giá trị danh tiếng mà AEON MaxValu đang dày công xây dựng, phát huy và vun đắp..

Từ thực phẩm sản phẩm hết hạn sử dụng

Ngày 22/03/2023, Phóng viên (PV) Thương hiệu & Công luận đã đi mua hàng và ghi nhận thực tế tại một số siêu thị mang thương hiệu AEON Maxvalu thuộc Tập đoàn AEON.

Đầu tiên, qua ghi nhận của PV tại siêu thị AEON Maxvalu Lotusđịa chỉ tại TM-02 tại tầng 01 thuộc Nhà chung cư NO1-T1 tại Khu (đô thị) Ngoại Giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Theo quan sát của PV, siêu thị AEON Maxvalu Lotus được chia thành nhiều gian hàng với nhiều mặt hàng đa dạng từ trái cây, rau củ quả, thực phẩm (bao gồm đồ chế biến sẵn, đồ tươi sống, đồ khô...), đồ ăn nhanh truyền thống, bánh kẹo, mỹ phẩm đến đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm dùng cho gia đình....

Bên cạnh những sản phẩm được dán đầy đủ tem nhãn, tem nhãn phụ tiếng Việt thì tại siêu thị AEON Maxvalu Lotuscó bày và bán các sản phẩm không có tem nhãn thể hiện nguồn gốc xuất xứ, ngày đóng gói, hạn sử dụng, trọng lượng…; Điều đáng nói, tại đây đang bày bán thực phẩm sản phẩm đã hết hạn sử dụng cho người tiêu dùng.

dddddd
Nhiều sản phẩm bánh mì được đóng gói trong một túi nilon màu trong suốt, trên bao bì của sản phẩm được in logo mang thương hiệu AEO nhưng trên bao bì của sản phẩm lại không có tem nhãn, không hạn sử dụng.

Dạo quanh một vòng tại khu vực bày bán đồ ăn nhanh truyền thống như bánh mì, bánh cốm,… của siêu thị AEON Maxvalu Lotus,PV ghi nhận các sản phẩm bánh mì được đóng gói trong một túi nilon màu trong suốt, trên bao bì của sản phẩm được in logo mang thương hiệu AEON. Tuy nhiên, trên bao bì của những sản phẩm bánh mì này lại không có tem nhãn thể hiện thông tin cần thiết như: Ngày đóng gói, hạn sử dụng, nhiệt độ bảo quản, đơn vị phân phối, trọng lượng, giá tiền,… Điều đáng nói, không chỉ có một sản phẩm không có tem nhãn mà nơi đây, có nhiều sản phẩm bánh mì đều xảy ra tình trạng tương tự (như trong hình).

fffffff
Sản phẩm bánh mì trắng thông tin, không rõ nguồn gốc suất xứ, hạn sử dụng...

Hay như, sản phẩm bánh bông lan vị Trà xanh được siêu thị AEON Maxvalu Lotus đóng gói trong hộp nhựa rất sang trọng, thế nhưng, trên bao bì của sản phẩm cũng không có tem nhãn thể hiện nguồn gốc, hạn sử dụng, trọng lượng, giá,… theo quy định pháp luật.

gggggggggg
Sản phẩm bánh bông lan vị Trà xanh không có hạn sử dụng.

Điều đáng nói, tại siêu thịAEON Maxvalu Lotuscòn bày và bán thực phẩm sản phẩm truyền thống đã hết hạn sử dụng cho người tiêu dùng, khách hàng.

ddđ
Thực phẩm sản phẩm Bánh Cốm đã hết hạn sử dụng đang được bày bán trong siêu thị AEON Maxvalu Lotus.

Cụ thể, sản phẩm BÁNH CỐM được bày bán tại siêu thị AEON Maxvalu Lotuscó ngày sản xuất (NSX): 07/03/2023 và hạn sử dụng (HSD): 18/03/2023 do Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh có địa chỉ Lô B2-3-3a, Khu công nghiệp Nam Thăng Long (khu B), phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội sản xuất. Thời điểm phóng viên ghi nhận ngày 22/03/2023 sản phẩm này đã hết hạn 04 ngày nhưng vẫn được siêu thị AEON Maxvalu Lotus bày trên kệ và bán cho người tiêu dùng.

 

ffffffff
Sản phẩm BÁNH CỐM có ngày sản xuất 07/03/2023 và hạn sử dụng 18/03/2023. Thời điểm phóng viên ghi nhận ngày 22/03/2023 sản phẩm này đã hết hạn 04 ngày nhưng vẫn được siêu thị AEON Maxvalu Lotus bày bán trên kệ cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng đặt câu hỏi: Những sản phẩm bánh mì, bánh cốm nêu trên không có tem nhãn có nguồn gốc từ đâu? Sản xuất từ khi nào. Vì sao, sản phẩm bánh cốm đã hết hạn sử dụng mà siêu thị AEON Maxvalu Lotusvẫnbày trên kệ cho người tiêu dùng; Trách nhiệm của người Quản lý, lãnh đạo của AEON Maxvalu Lotus ở đâu khi để xảy ra tình trạng sản phẩm hết hạn sử dụng vẫn bày bán? Người tiêu dùng sử dụng bánh đã hết hạn dùng của siêu thị AEON Maxvalu Lotusbị đau bụng, bị ảnh hưởng đến sức khỏe thì ai ở siêu thị AEON Maxvalu Lotusphải chịu trách nhiệm và sẽ xử lý việc trên (nếu xảy ra) như thế nào?

Sử dụng thực phẩm hết hạn sử dụng có nguy cơ gì?

Theo BSCKI. Nguyễn Thị Diễm Hà - khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, việc sử dụng các thực phẩm không được bảo quản đúng cách, hết hạn sử dụng sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, người dân cần phải trang bị kiến thức cần thiết để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

"Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc. Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn (thường gặp vi khuẩn Salmonella, E.Coli); do nhiễm virus hay ký sinh trùng; hay do thực phẩm bị nhiễm độc (chất hóa học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra). Khi bị ngộ độc thực phẩm, ở trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ bị mất nước, mệt mỏi. Đối với trường hợp bệnh nặng, có thể gây sốc, tổn thương cơ quan và thậm chí tử vong.  

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người dân nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó, nên bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh", BSCKI. Nguyễn Thị Diễm Hà khuyến cáo.

Trước đó, vào tháng 03/2022, trên Tuổi Trẻ Online đã thông tin về vụ ngộ độc liên quan đến người dân và du khách sau khi ăn bánh mì tại các cửa hàng của hãng Liên Hoa nổi tiếng Đà Lạt. Các bệnh nhân nhập viện đều khai báo đã ăn bánh mì tại các cửa hàng của hãng bánh mì nói trên từ ngày 18/03. Đến ngày 22/03 và 23/03 đã có thêm 36 bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng và Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt để cấp cứu và điều trị các triệu chứng liên quan đến ngộ độc thực phẩm, sau khi ăn bánh mì thương hiệu Liên Hoa (Liên Hoa Bakery - Đà Lạt).

Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt, từ sáng 22/03 đến sáng 23/03 có thêm 23 bệnh nhân bị ngộ độc đến khám và điều trị. Những bệnh nhân này đều khai báo có các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, sốt, đi ngoài… sau khi ăn bánh mì. Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng có thêm 13 bệnh nhân nhập viện vì bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Liên Hoa.

Như vậy, tính từ ngày 18 đến 23/03/2022 đã có 84 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại 1 trong 2 cơ sở bánh mì Liên Hoa số 9 đường Trần Phú và số 165 đường Phan Chu Trinh.

… Đến sản phẩm trắng thông tin

Tại khu vực bày bán quả, trái cây của siêu thị AEON Maxvalu Lotus, PV ghi nhận một số sản phẩm như nho, xoài, roi, bưởi, cam… trắng thông tin thể hiện nguồn gốc suất xứ, ngày đóng gói, trọng lượng, cách bảo quản... đang được bày bán trên kệ cho người tiêu dùng, khách hàng.

Cụ thể, sản phẩm Nho đen ngón tay úc – là một loại trái cây nhập khẩu cao cấp được đựng trong khay, phủ một lớp màng bọc mỏng, tuy vậy, sản phẩm không có tem nhãn thể hiện đơn vị cung cấp, nhập khẩu phân phối, ngày sản xuất và hạn sử dụng, giá sản phẩm, trọng lượng,…

ffffffffff
Một số sản phẩm Nho đen ngón tay úc được nhập khẩu nhưng không tem nhãn, không rõ nguồn gôốc xuấ xứ...

Bên cạnh đó, một số sản phẩm như xoài, roi, bưởi, cam… cũng được siêu thị AEON Maxvalu Lotusđựng vào trong khay, phủ 1 lớp màng bọc mỏng nhưng không tem nhãn.

FFFFFFFF
Sản phẩm cam, bưởi cũng không có tem nhãn, hạn sử dụng.

Thực tế, việc nhiều sản phẩm được bày bán trong siêu thịAEON Maxvalu Lotuskhông có tem nhãn thể hiện nguồn gốc, hạn sử dụng, cách sử dụng, giá tiền, trọng lượng… khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ không biết được rằng mình sử dụng sản phẩm đó của thương hiệu nào, công ty nào phân phối cung cấp ra thị trường mà chỉ biết rằng họ mua sản phẩm từ siêu thị này. Khi gặp những vấn đề rắc rối về hàng hoá, sản phẩm như hết hạn, hỏng hóc hoặc ăn phải ảnh hưởng đến sức khoẻ… thì người tiêu dùng cũng chỉ biết được rằng mình đã mua sản phẩm từ siêu thị này.

Là một trong những thương hiệu lớn, siêu thị AEON Maxvalu Lotusbày và bán các sản phẩm không có tem nhãn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các thực phẩm liên quan đến ăn uống trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của người tiêu dùng.

Luật sư Nguyễn Phú Thắng - Công ty Luật Intercode, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: Theo quy định của pháp luật tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013, sửa đổi bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ – CP, ngày 19/11/2015 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Vì vậy, loại hình kinh doanh nào cũng đều phải tuân thủ quy định về nguồn gốc xuất xứ.

Đối với trường hợp vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, pháp luật quy định hình thức xử phạt từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Để chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp này, khi nhập hàng, người vận chuyển phải xuất trình hóa đơn thanh toán, bằng chứng giao dịch và xuất trình hóa đơn thanh toán khi mua hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Ngoài ra hành vi kinh doanh, vận chuyển, buôn bán, sử dụng... hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng vi phạm đó. Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Người tiêu dùng cần các cơ quan chức năng vào cuộc?

Trước thực trạng, quyền của người tiêu dùng chưa được bảo vệ tại siêu thịAEON Maxvalutại Khu Ngoại Giao đoàn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội chưa tuân thủ đúng quy định cần phải được chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

fffffffffffff
AEON Maxvalu Lotus có địa chỉ tại TM-02 tại tầng 01 thuộc Nhà chung cư NO1-T1 tại Khu (đô thị) Ngoại Giao Đoàn, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Đề nghị Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội và Chi cục An toàn thực phẩm TP. Hà Nội kiểm tra, xác minh, xử lý sai phạm để bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, khách hàng.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về siêu thị AEON Maxvalu Nam Trung Yên.

Nghị quyết số 41/NQ-CP, ngày 09/06/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lận, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau: Đối với nhóm hàng hóa là “Thực phẩm”, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm: Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có); Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế; Thông tin cảnh báo; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm; hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn. Việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa hết hạn gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, hành vi kinh doanh, buôn bán hàng hết hạn phải bị xử phạt nặng.

Theo quy định, hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa bị xử phạt lên đến 40.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; thu hồi hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.

Lê Pháp – Minh An

(Còn nữa)