Số phận những chiếc xe điện “đắp chiếu” - Công ty Phương Hiền Sầm Sơn - Hình 1

Thực tế, trên địa bàn TP. Sầm Sơn, từ năm 2012 đến nay, ban đầu chỉ mấy chục xe, giờ đã lên gần 500 xe, thì liệu rằng, lý do mà TP. Sầm Sơn đưa ra, có thực sự thuyết phục ?

Đề án xây dựng mô hình xe điện 4 bánh của Công ty Phương Hiền, đã được Bộ GTVT và UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận; song có lẽ do "vướng" thủ tục hành chính nên cho đến giờ, DN vẫn chưa được sự đồng ý của TP. Sầm Sơn?

Mặc dù trước đó, ngày 15/4/2013, UBND tỉnh đã ra QĐ 1220 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải khách công cộng bằng  xe buýt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2020. Ban đầu, đề án do Công ty Phương Hiền đưa ra, đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt sau khi tổng hợp ý kiến các ngành, đơn vị như Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Thanh Hóa, Sở GTVT đều cho rằng, việc sử dụng xe điện 4 bánh theo hình thức xe buýt tại khu du lịch Sầm Sơn có ưu điểm về đảm bảo môi trường, an toàn và đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách tham quan, đi lại.

Từ các ý kiến trên, ngày 22/5/2017, Sở GTVT Thanh Hóa đã có Công văn số 1619/SGTVT-QLVT gửi Bộ GTVT về việc xin ý kiến thí điểm sử dụng xe buýt điện, hoạt động trên phạm vi rộng (kết hợp ngoài đô thị) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, một Công văn hỏa tốc số 6192/BGTVT-VT, do ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT ký ngày 12/6/2017, đã được gửi hỏa tốc tới Sở GTVT Thanh Hóa. Trong đó, có ý kiến đồng thuận đề xuất của Sở GTVT Thanh Hóa đối với việc thí điểm 2 tuyến xe buýt sử dụng xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, đề nghị Sở GTVT báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản gửi về Bộ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thế nhưng, sự hy vọng - chờ đợi của DN cứ trôi dần theo năm tháng. Cực chẳng đã, Công ty Phương Hiền lại có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 7/2/2018, Văn phòng Chính phủ đã chuyển văn bản của Công ty Phương Hiền đến Bộ GTVT và UBND tỉnh Thanh Hóa để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Ngày 6/3/2018, Bộ GTVT một lần nữa có Văn bản số 2224/BGTVT-VT gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện thí điểm sử dụng xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện, trên địa bàn TP. Sầm Sơn.Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo phê duyệt đề án đối với DN có nhu cầu thí điểm hoạt động đối với xe 4 bánh có gắn động cơ chạy bằng điện chở khách, tại tuyến đường hạn chế đã được phê duyệt trên địa bàn TP. Sầm Sơn...

Điều đáng nói, vừa qua, Đại biểu Quốc Hội Lưu Bình Nhưỡng, trong phiên trả lời chất vấn Thủ tướng Chính Phủ, đã đưa vấn đề xe điện tại Sầm Sơn, trong đó có nêu những bức xúc của Công ty Phương Hiền. Văn phòng Chính phủ, đã chuyển văn bản của công ty đến Bộ GTVT và UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét và giải quyết dứt điểm vấn đề đó. Bởi việc chậm giải quyết kiến nghị, khiến Công ty Phương Hiền gặp không ít khó khăn, tổn thất về kinh tế, tồn đọng tiền lương và việc làm cho người lao động (90% người lao động của công ty đều là con em gia đình chính sách, thương bệnh binh).

Theo ông Cao Duy Hồng, Giám đốc Công ty, vấn đề bức xúc nhất hiện nay của DN, cũng như người dân trên địa bàn TP đó là TP. Sầm Sơn, năm 2017, số xe điện là 431 xe; vây nhưng, đầu năm 2018 lại bổ sung 43 xe điện cho các DN mà. Tuy nhiên, hơn 4 năm qua, gần 500 xe này không hề có đăng ký đăng kiểm mà không một cơ quan nào kiểm tra, mỗi năm thất thoát tiền thuế của Nhà nước hàng chục tỷ đồng? Trong khi đó, những DN làm ăn nghiêm túc, thì vẫn hàng ngày phải chờ đợi và có DN có nguy cơ phá sản.

Con đường để đưa những chiếc xe điện lăn bánh tại Sầm Sơn - còn nhiều gian truân. Không biết, số phận của những chiếc xe điện của Công ty Phương Hiền sẽ về đâu, khi mà tính đến thời điểm hiện tại, DN vẫn chưa nhận được phương án giải quyết hợp lý từ UBND TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa?

Để tạo niềm tin, tạo sự công bằng trong kinh doanh, Công ty Phương Hiền tha thiết mong muốn đề án sớm đi vào hoạt động, sau nhiều năm chờ đợi xe nhập về không còn cảnh “đắp chiếu” như hiện nay mà nhu cầu đi lại của du khách ngày càng lớn.

Tâm An