Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Năm 2020, NHCSXH Thanh Hóa đã thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tín dụng chính sách xã hội được giao. Phân bổ kịp thời nguồn vốn các chương trình tín dụng, bảo đảm vốn vay đúng quy định, đúng đối tượng được thụ hưởng và phát huy hiệu quả các nguồn vốn.

Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2020 đạt hơn 10.095 tỷ đồng, tăng 705,3 tỷ đồng so với đầu năm. Toàn tỉnh Thanh Hóa có 253 nghìn hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.

Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Triển khai nhiệm vụ năm 2021, NHCSXH Thanh Hóa tiếp tục bám sát mục tiêu chỉ đạo của cấp trên, phấn đấu tăng trưởng tín dụng trong năm đạt từ 7,5%, trở lên; bảo đảm 100% hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn và tiếp cận với các dịch vụ tài chính do NHCSXH cung cấp; có 100% xã, phường, thị trấn xếp loại chất lượng tín dụng đạt từ khá trở lên, số hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm đạt trên 98%; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh giảm xuống dưới o,1%...

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa tập trung làm tốt công tác huy động vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, bảo đảm 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện, có nhu cầu đều được vay vốn.

Bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương, tham mưu cho UBND cấp huyện ủy thác nguồn vốn địa phương cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Chủ động điều tiết, phân bổ nguồn vốn kịp thời, hợp lý giữa các địa bàn, các chương trình và các đối tượng chính sách, phù hợp với điều kiện về vốn và nhu cầu vốn thực tế của từng địa phương.

Hoài Thu