Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa có 158 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, xếp thứ 6 toàn quốc

Sau hơn 03 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện tỉnh Thanh Hóa đã có 158 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP chất lượng từ 3 đến 5 sao, xếp thứ 6 toàn quốc.

hiện tỉnh Thanh Hóa đã có 158 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP chất lượng từ 3 đến 5 sao, xếp thứ 6 toàn quốc.
Hiện, tỉnh Thanh Hóa đã có 158 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP chất lượng từ 3 đến 5 sao, xếp thứ 6 toàn quốc.

Chương trình xây dựng sản phẩm OCOP đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế ở nông thôn tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh cũng chú trọng để xây dựng chương trình OCOP một cách bài bản, dài hạn, chú trọng thực chất và không chạy theo phong trào.

Thời gian qua, với nỗ lực để chương trình OCOP được triển khai sâu rộng, tỉnh đã ban hành Nghị quyết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Tính đến tháng 01/2022, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 16 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, khoảng 80% số lượng sản phẩm OCOP thuộc nhóm đồ uống, thực phẩm được trưng bày, bán tại các điểm giới thiệu, bán sản phẩm.

Đồng thời, tỉnh cũng phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, các điểm du lịch làng nghề, phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn, có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế của tỉnh. Toàn bộ những cơ chế, chính sách này như là "bà đỡ" cho các địa phương cũng như các chủ thể sản xuất có cơ hội, điều kiện tiếp cận để phát triển sản phẩm OCOP.

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa luôn duy trì và nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, quản lý việc hoạt động của các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP để đạt hiệu quả và phát triển bền vững, qua đó quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển làng nghề góp phần phát triển kinh tế nông thôn và kinh tế của địa phương.

Hiện, đã có 38 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác và 25 hộ sản xuất, kinh doanh có sản phẩm tham gia chương trình, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động khu vực nông thôn.

Tính đến hết tháng 1/2022, Thanh Hoá đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận cho 1 sản phẩm 5 sao, 40 sản phẩm 4 sao, 117 sản phẩm 3 sao. Trong đó có 108 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 9 sản phẩm nhóm đồ uống, 24 sản phẩm thủ công mỹ nghệ và 17 sản phẩm thuộc nhóm thảo dược.

Những địa phương xếp trước tỉnh Thanh Hóa về số lượng sản phẩm OCOP là: Hà Nội với 1.054 sản phẩm, Quảng Ninh 236 sản phẩm, Hà Giang 188 sản phẩm, Quảng Nam 188 sản phẩm, Đồng Tháp 161 sản phẩm.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng Năm
Nam Định triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng Năm

Ngày 7/5, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 5/2024. Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, Phạm Đình Nghị chủ trì hội nghị.

Giá vé máy bay cao do giá, phí sân bay?
Giá vé máy bay cao do giá, phí sân bay?

Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) vừa phản hồi thông tin 'lãi đậm nghìn tỷ' do giá, phí sân bay cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá vé máy bay không thể giảm.

Bắc Giang: Tạm giữ 1.010 sản phẩm đồ câu cá không rõ nguồn gốc
Bắc Giang: Tạm giữ 1.010 sản phẩm đồ câu cá không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa kiểm tra, tạm giữ 15 mặt hàng (1.010 sản phẩm) cần câu cá các loại, lưỡi câu, dây câu, phao câu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%
Petrolimex (PLX) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15%

Ngày 15/5 tới, Petrolimex sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 15% (tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức vào ngày 28/5.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý hàng lậu, hàng giả

Trong tháng 4, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bảo đảm thị trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hồ tiêu: Kỳ vọng tạo cú huých cán mốc 1 tỷ USD

Đánh giá xu hướng thị trường, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho rằng, bắt đầu từ quý II/2024, thị trường Trung Quốc sẽ có dấu hiệu tham gia vào các mặt hàng tiêu trắng và tiêu đen. Điều này kỳ vọng tạo cú huých giúp giá tiêu Việt Nam vượt mốc 100.000 đồng/kg trong quý II tới. Dự báo, thời gian tới, giá tiêu tiếp tục tăng, sẽ giúp ngành hàng hồ tiêu cán mốc 1 tỷ USD xuất khẩu trong năm nay.