Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh, kiểm tra cơ sở bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng trẻ em, làng SOS, cơ sở tôn giáo nhận nuôi dưỡng trẻ em

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Trong năm 2022, phải thanh kiểm tra toàn bộ các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở tôn giáo nhận nuôi trẻ em và các tổ chức trên cả nước… Sau đó, xây dựng một Nghị quyết về trẻ em.

Bà Nguyễn Thuận Hải, Phụ trách Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 cho biết, một trong những khó khăn của tổng đài khi xử lý các vụ về xâm hại, bạo hành trẻ em là đầu mối thông tin, can thiệp tại cơ sở. Dự báo thời gian tới, khi trẻ được đi học lại, vấn đề bạo lực học đường có khả năng gia tăng nóng trở lại trở thành vấn đề cần quan tâm để ngăn chặn.

"Hệ thống của chúng tôi có cơ sở dữ liệu để kết nối tới cán bộ ngành lao động thương binh và xã hội, tới Phó Chủ tịch thường trực UBND cấp xã, số của công an, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… Nhưng hầu hết các trường hợp đều phải kết nối cùng lúc 4-5 đầu mối mới tính được hướng can thiệp, hỗ trợ trẻ. Khả năng làm việc của cán bộ tại cấp cơ sở còn hạn chế. Thông thường, kết nối với cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội tại cơ sở vẫn là nhanh, hiệu quả nhất", bà Hải thẳng thắn nhìn nhận.

Ông Lương Phan Cừ, Chủ tịch Trung ương Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam đánh giá, thời gian qua chúng ta đã làm được rất nhiều việc cho trẻ em. Không thể thấy nổi lên một vài vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em mà đánh giá sai về bức tranh tổng thể trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lương Phan Cừ cũng đặt ra vấn đề, bên cạnh cơ quan quản lý Nhà nước, hiện có các tổ chức đoàn thể nhưng các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em vẫn còn tồn tại và chậm phát hiện, việc thiếu sân chơi lành mạnh đúng độ tuổi, thiếu môi trường sống an toàn, lành mạnh.

Còn theo Cục trưởng Cục trẻ em Đặng Hoa Nam thời gian gần đây, các vụ trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại, có thể thấy nổi lên một vấn đề là do việc trẻ được giao cho những người chăm sóc không đủ điều kiện mà cơ quan quản lý Nhà nước không nắm được, không phát hiện được, không "chỉnh" được. Đơn cử như việc trẻ phải sống với người tình của bố hoặc mẹ sau khi gia đình tan vỡ, trẻ sống ở những cơ sở nuôi dưỡng chưa được cấp phép như Tịnh Thất Bồng Lai... Theo Cục trưởng Đặng Hoa Nam, vấn đề này cần tính lại, sao để đảm bảo những môi trường nuôi dưỡng trước hết là phải an toàn với trẻ.

Nói về công tác bảo vệ trẻ em trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định: Trẻ em vừa là mục tiêu, đối tượng, trung tâm của sự phát triển, vừa là tương lai nhưng cũng là đối tượng bị tác động bởi các yếu tố xung quanh do thiếu khả năng tự phòng ngừa, chống đỡ. Để làm tốt việc này, người lớn cần bảo vệ trẻ em và nâng cao khả năng tự bảo vệ của các em.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, trong công tác bảo vệ trẻ em, cần lấy phòng ngừa làm chính, đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng trong gia đình, trên thông tin đại chúng và cho chính các em. Thứ hai, phải tạo ra một môi trường lành mạnh, an toàn, thân thiện cho trẻ em thuận lợi để phát triển, nơi an toàn nhất nên là gia đình, nhà trường và các làng SOS.

Thứ ba, các biện pháp hỗ trợ can thiệp phải thực sự kịp thời khi có nguy cơ cao, phải tiến hành đồng thời các biện pháp kể từ khi xuất hiện nguy cơ. Cần thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời tất cả vụ việc xảy ra, không có vùng cấm, không có đối tượng bỏ qua, theo tinh thần “05 nhất”: Phát hiện sớm nhất, điều tra nhanh nhất, xử lý kịp thời nhất, nghiêm minh nhất và hỗ trợ can thiệp tốt nhất. Bộ trưởng cũng cho rằng: “Nếu như phát hiện sớm, can thiệp tốt sẽ không xảy ra những trường hợp xấu hay những hậu quả không đáng có”.

Phát hiện trẻ em có dấu hiệu bị bạo hành, xâm phạm quyền trẻ em, hãy gọi đến Tổng đài 111 để các em được giúp đỡ
Phát hiện trẻ em có dấu hiệu bị bạo hành, xâm phạm quyền trẻ em, hãy gọi đến Tổng đài 111 để các em được giúp đỡ.

Bộ trưởng đau xót dẫn chứng, như vụ em bé 8 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh bị bạo hành dẫn đến tử vong, nếu ông bố thật sự quan tâm đến con thì không thể xảy ra tình trạng con bị đánh, bị bạo hành đến chết; người xung quanh nghe tiếng em bé kêu khóc liên tục đã có thể báo Tổng đài 111 để ngăn chặn. Hay như vụ người tình của mẹ ghim đinh vào đầu con không thể người mẹ không biết. Trước đó, đã nhiều lần bé bị bạo hành như bắt nuốt đinh, đánh gãy tay,…

Cùng với đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng yêu cầu, trong năm 2022, phải thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, làng SOS, cơ sở tôn giáo nhận nuôi dưỡng trẻ em và các tổ chức trên địa bàn cả nước. Tinh thần chung là tự thanh tra, kiểm tra cơ sở và Thanh tra Bộ, Sở sẽ kiểm tra lại kết quả, hình thành báo cáo chung để trình Chính phủ, xây dựng một Nghị quyết liên quan tới vấn đề trẻ em.

Riêng công tác tuyên truyền, giáo dục, Bộ trưởng đề nghị cần thực hiện bài bản hơn, mới hơn và hài hòa hơn. Trong đó, lấy việc giáo dục quyền trẻ em cho các em làm tập trung, đồng thời cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để có thể in số điện thoại của Tổng đài 111 lên bìa sách, đồ chơi, sữa uống, …

Theo báo cáo mới đây của Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em 111, vấn nạn xâm hại và bạo lực trẻ em trong năm 2021 tăng cao hẳn so với năm 2020, với 625 ca tổng đài phải can thiệp, xử lý. Trong đó, trẻ bị bạo lực trong gia đình chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tới 75%, tăng cao hơn rất nhiều, trong khi bạo lực học đường lại giảm hẳn, do trẻ không thể tới trường.

Nguồn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bài liên quan

Tin mới

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững
Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa xuất sắc nhận 4 giải Bạch kim cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay

Ngày 3/5, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã ký văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải rà soát, kiểm tra giá vé máy bay, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, góp phần bình ổn giá, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nam Định: Xử lý nghiêm các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử
Nam Định: Xử lý nghiêm các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu
Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1.500 sản phẩm thời trang mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, dép các loại giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Cục Thống kê Thái Nguyên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 4 nói riêng và 4 tháng đầu năm 2024 nói chung.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch.