Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Nhấn mạnh tinh thần của Hội nghị là tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", không ai giải cứu cho ai", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết, nhưng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tinh thần Hội nghị, các chủ thể phải thực hiện ngay các công việc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm, thị trường lao động phục hồi trong một bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như cạnh tranh chiến lược, xung đột Nga - Ukraine, lạm phát trên thế giới.

An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Chúng ta vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đối ngoại và hội nhập được thúc đẩy, mở rộng, uy tín của đất nước trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên. Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và việc làm lành mạnh các thị trường được được thực hiện tích cực.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội cũng có một số vấn đề nổi lên, trong đó có vấn đề bất động sản, chúng ta đã và đang tìm cách xử lý. Thủ tướng nhấn mạnh, trong quá trình phát triển, không thể tránh được những vấn đề phát sinh, những mâu thuẫn cần giải quyết. Đây là điều tất nhiên vì nước ta đang phát triển, nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành trong điều kiện biến động cả bên trong và bên ngoài; quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, trong nội tại vẫn còn nhiều khó khăn, mặt khác lại hội nhập sâu rộng, nền kinh tế có độ mở cao, một biến động nhỏ bên ngoài cũng có thể tác động lớn tới bên trong.

Điều quan trọng là phải phát hiện kịp thời, giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, kiên định, kiên trì, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất ý chí, quyết tâm để xử lý các vấn đề phát sinh, các khó khăn, vướng mắc. Chúng ta không hoang mang, dao động, lo sợ trước mọi khó khăn, thách thức, biến độn, nhưng đồng thời cũng không say sưa trước những thắng lợi, không lơ là, chủ quan khi tình hình thuận lợi hơn, không đánh mất thời cơ.

Phải tìm được điểm cân bằng cung - cầu bất động sản

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá khách quan, trung thực tình hình thị trường bất động sản, phân tích kỹ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó đưa ra mục tiêu, quan điểm điều hành, nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện bảo đảm khả thi, hiệu quả, phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp kinh tế thị trường, bảo đảm quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh nhưng có sự điều tiết của nhà nước khi cần thiết, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội đổi lấy tăng trưởng đơn thuần.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu điều hành bảo đảm cân bằng giữa lãi suất với lạm phát, giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá, giữa tăng trưởng với lạm phát, giữa tình hình trong nước và ngoài nước.

Thủ tướng đặt vấn đề, đối với thị trường bất động sản, chúng ta phải tìm điểm cân bằng giữa cung và cầu, phải chăng điểm cân bằng này thể hiện qua giá cả, cần phân tích xem liệu giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa, có tình trạng lệch pha về cung cầu nhà đất không?

Giá cả bất động sản là động lực phát triển chứ không triệt tiêu sự phát triển

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị, đề nghị các cơ quan tiếp thu để hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo phù hợp sau Hội nghị.

Nhấn mạnh những kết quả, thành tựu quan trọng của năm 2022, Thủ tướng nêu rõ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm, thị trường lao động phục hồi trong một bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Chúng ta vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đối ngoại và hội nhập được thúc đẩy, mở rộng, uy tín của đất nước trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên. Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và việc làm lành mạnh các thị trường được được thực hiện tích cực.

Thủ tướng khẳng định, những kết quả, thành tựu quan trọng trong những năm qua và năm 2022 là nền tảng để chúng ta tự tin, bản lĩnh tiếp tục triển khai các công việc.

Về quan điểm, tư duy, phương pháp luận giải quyết vấn đề, Thủ tướng nêu rõ, càng trong khó khăn, thách thức, các chủ thể liên quan (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng, khách hàng) càng phải đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng xử lý các vấn đề trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, cấu trúc này mà không hài hòa thì sẽ không ổn định và không ai phát triển được.

Cùng với đó, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện và thực hiện có hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được. Vừa giải quyết vấn đề trước mắt, vừa xử lý các vấn đề lâu dài, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành giật cục.

Tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Trong đó, điểm cân bằng, dung hòa của cung cầu thể hiện ở giá cả bất động sản, giá cả phải là động lực để thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải triệt tiêu sự phát triển.

'Không thể khó khăn cũng đòi có lãi'

Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các chủ thể liên quan đã có đầy đủ trong các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các tài liệu, báo cáo của Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung.

Các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường quản lý Nhà nước, rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, xây dựng quy hoạch, tăng cường giám sát, kiểm tra, giải quyết các vấn đề nổi lên.

Các tổ chức ngân hàng, tài chính phải khơi thông dòng vốn, giải quyết các vấn đề tín dụng.

Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra do dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả… Cơ cấu lại các phân khúc, giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản, hướng tới kinh doanh có lãi nhưng hài hòa. "Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ, không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung", Thủ tướng nhấn mạnh.

Các ngân hàng tiết giảm chi phí đầu vào, tăng cường chuyển đổi số, giảm lãi suất huy động với sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước; từ đó giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại các nhóm nợ, giảm phí, lệ phí… Nền kinh tế có phát triển thì ngân hàng mới phát triển được.

Chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, đẩy nhanh xây dựng các quy hoạch, thực hiện nghiêm quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch kịp thời và điều chỉnh các dự án trên địa bàn phù hợp điều kiện, tình hình địa phương.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, đồng thời tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp, góp phần để thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Sắp tới, Chính phủ sẽ có đề án riêng về phát triển nhà ở, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp, Thủ tướng hoan nghênh Thống đốc NHNN tại Hội nghị đã báo cáo về gói tín dụng cho lĩnh vực này, Chính phủ sẽ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu  tổ chức công tác truyền thông hiệu quả, đúng, trúng, kịp thời, đánh giá khách quan, trung thực, đúng bản chất tình hình, tránh các thông tin sai lệch.

Nhấn mạnh tinh thần của Hội nghị là tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", không ai giải cứu cho ai", Thủ tướng cho biết sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết, nhưng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tinh thần Hội nghị, các chủ thể phải thực hiện ngay các công việc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

Công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp đạt được những kết quả tích cực
Công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp đạt được những kết quả tích cực

Theo Cục Công thương địa phương, dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, thời gian qua công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp đã từng bước có bước chuyển mạnh mẽ và đạt được những kết quả tích cực…

Bộ Công Thương biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội
Bộ Công Thương biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội

Ngày 23/4, Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội.

TP.HCM sẽ đầu tư thêm nhà máy nước để đảm bảo việc cấp nước sạch cho người dân
TP.HCM sẽ đầu tư thêm nhà máy nước để đảm bảo việc cấp nước sạch cho người dân

Để đảm bảo việc cấp nước sạch cho người dân, TP.HCM sẽ đầu tư thêm nhà máy nước Thủ Đức IV và Kênh Đông II, với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

Bình Định sẵn sàng đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5
Bình Định sẵn sàng đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Sở Du lịch tỉnh Bình Định vừa gửi Thông cáo báo chí đến các cơ quan truyền thông, báo chí Trung ương và địa phương về ông tác chuẩn bi đón khách du lịch nhân dịp nghỉ lễ 30/54 và 1/5. Bên cạnh nâng cao chất lượng dịch vụ, tỉnh Bình Định sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về giá, găm giữ phòng khách sạn và dịch vụ du lịch…

Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ, Trung Quốc tăng trở lại ?
Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ, Trung Quốc tăng trở lại ?

Trong quý I/2024 xuất khẩu nhóm hàng thủy sản sang Mỹ đạt gần 324 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ, còn Trung Quốc 272 triệu USD, tăng 14%.

Giao dịch chứng khoán trong phiên chiều 23/4 : Lực bán gia tăng, thị trường tiếp tục dò đáy
Giao dịch chứng khoán trong phiên chiều 23/4 : Lực bán gia tăng, thị trường tiếp tục dò đáy

Phiên tăng điểm hôm qua rõ ràng đã không mang đủ các yếu tố tin cậy về một đợt hồi phục cho thị trường, nhà đầu tư đã tiếp tục bán mạnh tay hơn và khiến VN-Index thêm một lần phải nhờ cậy đến ngưỡng hỗ trợ mạnh mới thoát khỏi đáy trong phiên hôm nay.