Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường BĐS nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận năm 2023 sẽ khan hiếm nguồn cung

Đó là dự báo về thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận năm 2023 của Tập đoàn dịch vụ bất động sản DKRA (DKRA Group).

Tập đoàn dịch vụ bất động sản DKRA vừa chính thức công bố “Báo cáo thị trường Bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận năm 2022” trình bày những diễn biến đáng chú ý của thị trường trong năm vừa qua, đồng thời đưa ra một số dự báo cho năm 2023.

Theo báo cáo từ DKRA Group cho biết, năm 2022, ở Đà Nẵng và vùng phụ cận, thị trường bất động sản sơ cấp ghi nhận nhiều biến động về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc chủ đạo. Mặt bằng giá sơ cấp duy trì đà tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong khi giá thứ cấp duy trì thanh khoản ở mức trung bình.

Ở loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, thị trường có xu hướng dịch chuyển từ chia sẻ lợi nhuận sang chia sẻ doanh thu. Đồng thời, các dự án được vận hành bởi thương hiệu quốc tế vẫn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của khách hàng. 

Cụ thể, phân khúc đất nền trong năm 2022 đón nhận 22 dự án với nguồn cung khoảng 2.648 nền, tăng 59% so với năm 2021. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 1.499 nền, xấp xỉ 57% tổng nguồn cung mở bán mới, tăng khoảng 32% so với năm trước. Hầu hết nguồn cung và lượng tiêu thụ mới được ghi nhận trong 09 tháng năm 2022.

Phân khúc Căn hộ trong năm qua, giảm 28% so với năm 2021
Phân khúc Căn hộ trong năm qua, giảm 28% so với năm 2021. (Ảnh: Nguồn: DKRA Group)

Phân khúc căn hộ ghi nhận 09 dự án mở bán (khoảng 658 căn) trong năm qua, giảm 28% so với năm 2021. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 370 căn, bằng 56% nguồn cung mới và giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung mở bán phân bổ chủ yếu tại Đà Nẵng (tập trung tại quận Ngũ Hành Sơn và quận Liên Chiểu), Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam tiếp tục khan hiếm nguồn cung.

Nguồn cung mới nhà phố/biệt thự khu vực Đà Nẵng và vùng phụ cận ghi nhận tăng so với năm 2021. Trong năm 2022, thị trường đón nhận 1.269 căn nhà phố/biệt thự đến từ 10 dự án, tăng 22% so với năm ngoái. Tuy nhiên chỉ tập trung cục bộ tại một số dự án quy mô lớn trong khu vực và phân bổ chủ yếu trong giai đoạn 6 tháng đầu năm. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 69% tương đương 877 căn, tăng 27% so với năm 2021.

Ở phân khúc nhà phố/biệt thự, ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ lần lượt tăng 22% và 27% so với cùng kỳ năm 2021 (Nguồn: DKRA Group)
Ở phân khúc nhà phố/biệt thự, ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ lần lượt tăng 22% và 27% so với cùng kỳ năm 2021 (Nguồn: DKRA Group).

Sức cầu thị trường mặc dù tăng so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức khá thấp và tập trung phần lớn ở những dự án lớn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục duy trì đà tăng, dao động từ 18% - 20% so với cùng kỳ do chi phí đầu vào, lạm phát, lãi suất tăng cao. Ở thị trường thứ cấp, thanh khoản ở mức thấp và gần như không phát sinh giao dịch.

Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, ngoại trừ biệt thự nghỉ dưỡng, các phân khúc khác ghi nhận sự gia tăng về nguồn cung so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn so với giai đoạn năm 2019.

Cụ thể, tại phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường ghi nhận 103 căn nguồn cung mới, đến từ 03 dự án trong năm 2022, giảm đến 47% so với năm ngoái. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 42% (tương đương 43 căn), giảm 26% so với năm 2021. Hầu hết nguồn cung đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ đã mở bán ở những năm trước. Mặt bằng giá sơ cấp tăng 10% - 25% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các chủ đầu tư kèm theo những chính sách cam kết, chia sẻ doanh thu/lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc… nhằm kích cầu thị trường.

Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng vẫn còn khá mới và chưa thật sự phát triển tại thị trường ba tỉnh miền Trung. Ghi nhận năm 2022, nguồn cung mới chỉ khoảng 138 căn đến từ 01 dự án, tuy nhiên nguồn cung này đã tăng gấp 2,2 lần so với năm 2021. 

Phân khúc condotel trong năm 2022 ghi nhận 540 căn condotel mở bán đến từ 04 dự án. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 60% (324 căn), sức cầu thị trường tăng nhưng không đáng kể, hầu hết lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Riêng Thừa Thiên - Huế tiếp tục không có giao dịch phát sinh…

Dự báo thị trường năm 2023

Theo dự báo từ DKRA Group, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền trong năm 2023 giảm mạnh so với năm 2022 dao động khoảng 1,800 - 1,900 sản phẩm. Nguồn cung tập trung chủ yếu ở quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ, huyện Điện Bàn, huyện Núi Thành. Sức cầu chung của thị trường tương đương năm trước, lượng tiêu thụ tập trung ở những dự án đầy đủ pháp lý, hạ tầng hoàn thiện. Thị trường thứ cấp duy trì thanh khoản ở mức trung bình, giá bán không có nhiều biến động so với năm 2022.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới dự báo tương đương năm 2022, dao động khoảng 600 căn tại Đà Nẵng và khoảng 150 căn tại Huế. Quảng Nam tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới. Phân khúc căn hộ hạng C duy trì vị trí dẫn đầu toàn thị trường, trong khi tại Đà Nẵng tỷ trọng căn hộ hạng A và hạng sang có thể sẽ gia tăng đáng kể, các dự án chủ yếu tại quận Hải Châu, nằm dọc theo bờ sông Hàn. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức trung bình - thấp ở thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chung của thị trường, lãi suất, room tín dụng bất động sản trong năm 2023.

Nguồn cung mới nhà phố/biệt thự tập trung cục bộ tại một số dự án quy mô lớn
Nguồn cung mới nhà phố/biệt thự tập trung cục bộ tại một số dự án quy mô lớn. (Ảnh: Nguồn: DKRA Group)

Nguồn cung mới và sức cầu phân khúc nhà phố/biệt thự có thể giảm so với năm 2022, dao động khoảng 800 - 900 căn. Trong đó, Đà Nẵng khoảng 150 - 200 căn, Quảng Nam khoảng 300 - 400 căn và Thừa Thiên Huế khoảng 250 - 300 căn. Mặt bằng giá bán sơ cấp dự báo tăng so với cùng kỳ do lạm phát, lãi suất tăng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng,…Thị trường thứ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang, thậm chí có thể xuất hiện nhiều hiện tượng giảm giá trước áp lực của việc tăng lãi suất. 

Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng tiếp tục khan hiếm, ghi nhận khoảng 100 - 150 căn. Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng dự báo có khoảng 150 - 200 căn cung cấp ra thị trường. Trong khi đó, nguồn cung condotel có thể sụt giảm so với năm 2022, dao động khoảng 300 - 400 căn. Sức cầu chung thị trường ở mức tương đương năm 2022. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục xu hướng tăng. Chương trình chia sẻ doanh thu được áp dụng rộng rãi trên thị trường. Các dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn và được vận hành bởi đơn vị quốc tế 4* - 5* tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng.

Ở diễn biến liên quan, thực hiện Công điện số 1164 ngày 14/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở, UBND TP. Đà Nẵng mới đây đã có văn bản chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai rà soát lập danh mục các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản trên địa bàn thành phố.

Qua đó, đánh giá sát thực, cụ thể về nguyên nhân chậm trễ hoặc vì sao chưa triển khai đối với từng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư để chủ động xử lý theo thẩm quyền. Những vấn đề vướng mắc hoặc bất cập cần tháo gỡ vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất cụ thể phương án xử lý trình UBND thành phố giải quyết theo luật định.

Đối với các dự án đầu tư bất động sản còn vướng mắc đến thủ tục đầu tư, hoặc tính pháp lý chưa đầy đủ… sẽ được thành phố tập trung tháo gỡ để sớm triển khai nhằm tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường nhà ở.

Hoàng Bách

Bài liên quan

Tin mới

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ), ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng

Sáng 14/5/22024, Tổ đại biểu số 12 Hội đồng nhân dân thành phố do đồng chí Nguyễn Đình Chuyến – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ  Hải Phòng thực hiện giám sát đối với UBND huyện Tiên Lãng về công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024.

Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?
Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?

VN-Index tăng nhẹ; Nền lãi suất vay vẫn duy trì mức thấp; Quay lại vùng tích lũy; - AFC Vietnam Fund: Thị trường sẽ hồi phục trong tháng 5 và tháng 6; Hàn Quốc tăng cường giám sát để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu bất động sản… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng
Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng

 Vừa qua, tại Nhà hát TP. Hải Phòng, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ Nhất - năm 2024, chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2024) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá
Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá

Thụy Điển có thể nâng cao hơn nữa vị trí trong đầu tư, thương mại tại Việt Nam thông qua các dự án giao thông, cảng biển, chuyển đổi số, viễn thông, hàng không, chuyển đổi năng lượng xanh…