Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng chủ trì họp bàn giải pháp giảm lãi suất cho vay, thị trường trái phiếu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cuộc họp này, Thường trực Chính phủ, các bộ, ngành phải đồng hành cùng doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc cần tháo gỡ để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Sáng 25/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp giảm lãi suất cho vay; tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới.

Cùng dự cuộc hop, có: Các phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng; lãnh đạo một số bộ, ngành và lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhà nước. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ làm việc với các bộ, ngành về lãi suất, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ làm việc với các bộ, ngành về lãi suất, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quý I/2023, tăng trưởng kinh tế nước ta thấp hơn so cùng kỳ 2022, do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để kinh tế phục hồi nhanh và phát triển bền vững, chúng ta cần phải đánh giá, đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp; trong đó tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, ban hành nghị quyết về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành 2 thông tư hướng dẫn thực hiện các giải pháp liên quan lĩnh vực tài chính, ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Nhờ đó, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp từng bước được tháo gỡ, tình hình sản xuất, kinh doanh được thúc đẩy. 

Thủ tướng chỉ rõ, trước hết phải sử dụng các công cụ của Nhà nước, của ngân hàng để tiếp tục khơi dậy sức mạnh chung của đất nước, huy động nguồn lực để phát triển, đặc biệt là để tháo gỡ khó khăn trong lúc này, trong đó có cơ chế để huy động nguồn lực trực tiếp vào các chủ đề liên quan đến bất động sản, tiếp cận vốn, hấp thụ vốn của doanh nghiệp của người dân, thị trường trái phiếu.... từ đó đưa ra các chính sách kịp thời.

"Cơ chế, chính sách là huy động nguồn lực, tạo ra động lực và chúng ta cũng lấy đầu tư công để dẫn dắt đầu tư tư, lấy nguồn lực của Nhà nước để kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, khi thay đổi cơ chế, thay đổi một số nhiệm vụ giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, phù hợp với ý Đảng, lòng dân, thì cơ chế đó được phát huy rất nhanh. Thực tế, chuỗi việc làm vừa qua, các nghị định, nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, các ngành vào cuộc thì tình hình đã thay đổi", Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “non cao cũng có đường trèo, đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” và “nguồn lực bắt nguồn tư tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân”.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ, các bộ, ngành phải đồng hành cùng doanh nghiệp trong lúc khó khăn, cùng rà soát các công việc đã và đang thực hiện; đồng thời, tiếp tục phát hiện những vướng mắc cần tháo gỡ; thống nhất quan điểm, phương pháp để đưa ra các giải pháp phù hợp.

PV 

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện, thu giữ gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế
Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế

Việt Nam là nước sản xuất quế Top đầu thế giới song hoạt động xuất khẩu tinh dầu quế gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý của các bộ, ngành.

Hà Nội phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm
Hà Nội phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm

Báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau hai tuần ra quân triển khai "Tháng hành động về an toàn thực phẩm" năm 2024, các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm.

Miền Bắc có thể đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp
Miền Bắc có thể đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp

Theo một số mô hình dự báo, hiện nay qua phân tích bản đồ thời tiết và mô hình cho thấy khả năng cao miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh yếu đi kèm theo là rãnh áp thấp. Xen giữa 2 đợt không khí lạnh có thể có hội tụ gió trước rãnh gió Tây. Do đó thời tiết sau nghỉ lễ 30/4-1/5 ở miền Bắc chuyển xấu, trời nhiều mây có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to, đề phòng dông lốc sét, vùng núi cẩn trọng vì có thể có lũ quét sạt lỡ đất bất ngờ.

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.