Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống phụ khoa Khiết Âm được quảng cáo như “thần dược”?

Được cấp phép là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tên gọi khác của TPCN), nhưng trên một số website, mạng xã hội, sản phẩm Viên uống phụ khoa Khiết Âm lại được quảng cáo có công dụng “ngăn ngừa”, “dứt bệnh”, “trị bệnh”… như một loại thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định về quảng cáo, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống phụ khoa Khiết Âm được quảng cáo như “thần dược”? - Hình 1

Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống phụ khoa Khiết Âm

Cụ thể, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.

Ngoài ra, Khoản 15, Điều 6 Luật Dược cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống phụ khoa Khiết Âm được quảng cáo như “thần dược”? - Hình 2

Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 42603/2017/ĐKSP-XNCB

Theo Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 42603/2017/ĐKSP-XNCB, do Cục ATTP (Bộ Y tế) cấp ngày 17/11/2017, thì sản phẩm Viên uống phụ khoa Khiết Âm được cấp phép với tên gọi “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khiết Âm” (cấp cho Công ty TNHH Sản Xuất và Thương mại Hoàng ZN tại số 89/994E Lê Đức Thọ, Phường 6, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống phụ khoa Khiết Âm được quảng cáo như “thần dược”? - Hình 3Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống phụ khoa Khiết Âm được quảng cáo như “thần dược”? - Hình 3

Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống phụ khoa Khiết Âm được quảng cáo như "thần dược" trên một số Website

Tuy nhiên, thời gian qua tại các Website: https:// http://tragiamcan24h.com.vn; https://www.khiếtâm.vn; https://zncompany.com.vn; và một số trang mạng xã hội lại đăng tải nhiều bài viết, chia sẻ của khách hàng về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khiết Âm. Trong đó, những từ, cụm từ như “phục hồi”, “trẻ hóa”, “dứt bệnh trong 7 ngày”… lại xuất hiện dày đặc.

Với những lời "có cánh", "thổi phồng" công dụng của sản phẩm, như: “Dứt bệnh sau 7 ngày sử dụng, ngăn ngừa lão hóa... ”. Các website này còn cam kết sản phẩm 100% từ thiên nhiên, an toàn tuyệt đối. Những nội dung quảng cáo về viên uống Khiết Âm này đang đánh đồng khái niệm giữ “thuốc” và “TPCN”, khiến người tiêu dùng hiểu nhầm đây là thuốc, có tác dụng chữa bệnh, thậm chí có khả năng điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống phụ khoa Khiết Âm được quảng cáo như “thần dược”? - Hình 4

Việc quảng cáo "thổi phồng" về công dụng của sản phẩm Viên uống phụ khoa Khiết Âm đang có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng

Bên cạnh đó, dù được cấp phép là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khiết Âm, nhưng trên tất cả các trang website, các trang mạng xã hội quảng cáo về sản phẩm này lại không đăng khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” theo đúng quy định tại khoản d Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định bắt buộc phải có nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Trước những thông tin nêu trên, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh việc quảng cáo “thổi phồng” công dụng của TPCN như thuốc chữa bệnh, vi phạm những quy định của pháp luật…, đề nghị Bộ Y tế, Cục ATTP và các cơ quan chức năng liên quan cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

Khoản 15 Điều 6 Luật Dược quy định:

“Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Điều 23, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm nêu rõ:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;

b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Diễm Lệ

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Vùn vụt tăng
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Vùn vụt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu thế giới tăng vùn vụt với dầu WTI tăng 2,24%, dầu Brent tăng 1,61%.

Giá cà phê hôm nay 29/3: Cà phê trong nước tăng kỉ lục
Giá cà phê hôm nay 29/3: Cà phê trong nước tăng kỉ lục

Giá cà phê hôm nay, 29/3, giá cà phê trong nước có mức tăng kỉ lục, 1.700 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 99.700 đồng/kg

70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Đây là thắng lợi to lớn, bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ tinh thần và ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc; biểu tượng sinh động sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Hàng chục học sinh ở Quảng Ngãi nghi bị ngộ độc sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc
Hàng chục học sinh ở Quảng Ngãi nghi bị ngộ độc sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc

Sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc trước cổng trường, 15 em học sinh Trường THCS Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi… các em sau đó được đưa đến Trung tâm Y tế huyện kiểm tra, theo dõi.

Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?

Tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét phân hạng với khả năng tái phân hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi thứ cấp và sẽ được cập nhật về trạng thái danh sách chờ xét phân hạng trong kỳ cập nhật vào tháng 9/2024.