Đặc biệt, trước ảnh hưởng của COVID-19, thu nhập giảm, nhiều người mất việc làm, việc vay vốn để tiêu dùng càng hạn chế. Cho đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng chỉ bằng một nửa mức tăng cùng kỳ năm trước.

Theo TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần nỗ lực hơn trong giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh và cả với tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường hiện nay không dễ kích cầu cho vay, do những doanh nghiệp khỏe chưa có nhu cầu sử dụng vốn vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh; còn với doanh nghiệp yếu, ngân hàng lại thận trọng cho vay.

Tiếp tục giảm lãi suất để kích cầu tín dụng tiêu dùngTiếp tục giảm lãi suất để kích cầu tín dụng tiêu dùng

Các chuyên gia ngân hàng nhận định, 2020 là năm khó khăn với tín dụng tiêu dùng, song về dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực này vẫn rất tốt.

Trong giai đoạn nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi, tín dụng tiêu dùng sẽ góp phần kích thích tổng cầu, hạn chế và đẩy lùi được tín dụng đen. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng muốn kích cầu tín dụng tiêu dùng cần giảm lãi suất cho vay về mức hợp lý.

Từ nay đến cuối năm, nhu cầu tiêu dùng dự kiến sẽ tăng cao, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng sẽ dần phục hồi nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh; kéo theo nhu cầu vốn sẽ tăng. Tuy nhiên dù lãi suất có giảm, Ngân hàng Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng tín dụng có tăng trưởng đạt mức kỳ vọng hay không vẫn phụ thuộc rất lớn vào sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp.

Hiện thanh khoản các ngân hàng đang tương đối dư thừa, nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì doanh nghiệp cũng không thể vay được vốn.

Hải Minh