Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiếp tục thanh tra nhiều lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, đời sống xã hội trong năm 2023

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm chất vấn tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp và chỉ ra 05 nguyên nhân chủ yếu. Năm 2023, Thanh tra Chính phủ tiếp tục thanh tra nhiều lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, đời sống xã hội.

Công tác thanh tra

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, trong 09 tháng đầu năm 2022, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 6.301 cuộc thanh tra hành chính và 157.974 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 52.466,4 tỷ đồng, 8.240,8 ha đất; chuyển cơ quan điều tra 317 vụ, 199 đối tượng.

Thanh tra Chính phủ đã tập trung thanh tra và chỉ đạo, hướng dẫn toàn ngành tiến hành thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc; đã triển khai, kết thúc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh Quochoi.vn
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh Quochoi.vn.

Hiện nay đang triển khai thanh tra quản lý Nhà nước về xăng dầu; chuẩn bị triển khai thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp; thanh tra công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm Quốc gia tại một số địa phương...

Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản số 1832/TTCP-KHTH  về định hướng chương trình thanh tra năm 2023, gồm: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trên các lĩnh vực quan trọng, chủ yếu, cơ bản của bộ để góp phần chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước, phát hiện, phòng ngừa, xử lý vi phạm và hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai; khai thác tài nguyên, khoáng sản; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng.

Tiếp tục thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (theo Nghị quyết số 121/NQ-CP ngày 11/09/2022 của Chính phủ); thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở (theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/09/2019 của Chính phủ) tại một số bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thanh tra công tác quản lý và thực hiện các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai tại đô thị và thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác  gắn liền với đất tại khu vực đô thị (theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 của Chính phủ); thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị tại ngân hàng cổ phần Nhà nước.

Thu hồi tài sản tham nhũng

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, việc ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng là một trong những giải pháp quan trọng trong hoạt động thanh tra, đã được Thanh tra Chính phủ quan tâm thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong 09 tháng đầu năm 2022, các cơ quan chức năng đã thu hồi hơn 1 nghìn tỷ đồng (đạt tỷ lệ 60,3%), 10,2 ha đất; xử lý hành chính 1.714 tổ chức, 4.841 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 76 vụ, 93 đối tượng; khởi tố 5 vụ, 3 đối tượng; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 370 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra (đạt tỷ lệ 72,4%).

Về thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng năm 2022, có 1.895 việc thi hành xong, tương ứng với 15.989, 592 tỷ đồng (tăng hơn 11.895 tỷ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021).

Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet.

“Mặc dù kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước, song việc thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp, là một trong những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta hiện nay”, ông Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, đồng thời nêu 5 nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, một số quy định của pháp luật về thu hồi tài sản còn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế, chế tài xử lý sau thanh tra để bảo đảm cho việc thu hồi tiền, tài sản theo kết luận thanh tra được hiệu quả.

Thứ hai, số tiền thu hồi rất lớn nhưng người phải thi hành án hoặc đối tượng thanh tra không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm có giá trị thấp; Có những trường hợp cố ý chây ỳ hoặc trốn tránh việc thực hiện, hoặc không có khả năng nộp lại khoản tiền bị cơ quan thi hành án và cơ quan thanh tra thu hồi.

Thứ ba, thời gian giải quyết các vụ án, vụ việc kéo dài, thời điểm xử lý vi phạm cách xa thời điểm có hành vi vi phạm dẫn đến tài sản dễ bị tẩu tán, che giấu.

Thứ tư, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc xử lý tài sản, làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án và xử lý sau thanh tra, nhất là các quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai, bất động sản, trái phiếu, chứng khoán ....

Thứ năm, có những trường hợp pháp lý của tài sản chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc xác định chủ sở hữu để thu hồi; trong một số vụ án, vụ việc vẫn xảy ra việc đối tượng bỏ trốn; việc phối hợp trong tương trợ tư pháp hình sự và thực hiện kết luận thanh tra gặp nhiều khó khăn.

Thảo Thạch (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp
Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết chọn năm 2026 là Năm quốc tế phụ nữ làm nông nghiệp. Nghị quyết do nhóm nòng cốt gồm: Mỹ, Argentina, Colombia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Morocco, Peru, Philippines và Việt Nam đề xuất và được 126 nước đồng bảo trợ.

Phiên đấu thầu vàng miếng SJC lại bị huỷ
Phiên đấu thầu vàng miếng SJC lại bị huỷ

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo huỷ phiên đấu thầu vàng miếng SJC dự kiến diễn ra sáng nay (ngày 3/5), do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ
‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ

Một tờ báo duy nhất trên thế giới được viết, in ấn và phát hành ngay tại mặt trận. Ấn phẩm đó từng được coi là “vũ khí đặc biệt” của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Tạm giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép
Tạm giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép

Rạng sáng nay (3/5), Công an phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bắt giữ nhiều đối tượng tổ chức đua xe trái phép.

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API. Theo đó, khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được trải nghiệm tiện ích quản lý tài chính thông minh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

OECD nhận định về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn
OECD nhận định về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 3,1% như năm ngoái và tăng nhẹ lên 3,2% vào năm tới.