Viêm amidan là gì?
Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp trên phổ biến, với tỉ lệ người mắc lên tới hàng triệu người mỗi năm. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em từ 5 - 15 tuổi.
Viêm amidan là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi
Viêm amidan là tình trạng các khối amidan bị sưng, đỏ, viêm tấy do sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn, virus gây hại. Người bệnh có thể bị viêm amidan 1 bên hoặc cả 2 bên. Tình trạng này có thể phát triển theo nhiều dạng khác nhau như: Viêm amidan cấp, viêm amidan mạn tính, viêm amidan hốc mủ,… và gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Cụ thể, những triệu chứng này bao gồm:
- Triệu chứng cơ năng:
+ Bị sốt toàn thân: Đối với viêm amidan cấp tính, người bệnh thường sốt cao từ 39 độ C - 40 độ C, mệt mỏi, khó chịu.
+ Họng nóng rát, đau khi nuốt: Khi viêm nhiễm, vòm họng thường rất đau, kèm rát buốt, nhất là khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt,…
+ Mũi, họng xuất hiện dịch: Dịch xuất tiết tại đây có thể đặc hoặc loãng, có màu trắng, vàng tùy vào tình trạng bệnh viêm amidan mạn tính hay cấp tính.
+ Ho khan, ho có đờm,...
+ Do ho nhiều nên gây khản tiếng, khiến giọng nói của người bệnh thay đổi.
+ Đối với trẻ nhỏ còn có thêm một số các triệu chứng khác như: Quấy khóc, chảy nước dãi do tăng tiết dịch, chán ăn, thở khò khè và nghe thấy tiếng ngáy khi ngủ.
- Triệu chứng thực thể:
+ Amidan phù nề: Amidan sưng tấy trong vòm họng, có thể xuất hiện những chấm trắng bao phủ.
+ Một số trường hợp có thể nổi hạch bạch huyết tại cổ, hàm,...
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm amidan này?
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm amidan?
Theo các chuyên gia, amidan nằm ở phía cuối cuống họng, có nhiệm vụ ngăn chặn những tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể. Bộ phận này hoạt động như một “chiếc bẫy” giúp tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập từ mũi và miệng. Khi số lượng virus hoặc vi khuẩn vượt quá mức cho phép, xâm nhập ồ ạt khiến cho amidan không thể kháng cự được, dẫn đến viêm amidan.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến viêm amidan, chẳng hạn như các bệnh lý viêm nhiễm cơ quan lân cận (viêm họng, viêm thanh quản,...), hội chứng trào ngược axit dạ dày - thực quản,... Hoặc yếu tố ngoại sinh bất lợi khác bao gồm: Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, hút thuốc lá,...
Hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm amidan
Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan là do hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, khiến sức đề kháng tại niêm mạc amidan suy giảm, trong khi đó, đây vốn là cơ quan có chức năng bảo vệ và ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại.
Bởi vậy, amidan sẽ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công ồ ạt của chúng, cũng như dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi kể trên, dẫn đến sưng, viêm, gây ra những triệu chứng cực kỳ khó chịu, và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem thêm: “Sai sách” điển hình trong vệ sinh răng miệng là nguyên nhân gây viêm amidan TẠI ĐÂY
Một số biến chứng nguy hiểm của viêm amidan
Có thể thấy, nguyên nhân chính gây viêm amidan là do hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, khiến sức đề kháng suy giảm, dễ bị các yếu tố bất lợi tấn công, dẫn đến sưng, viêm. Vậy viêm amidan có nguy hiểm không?
Thông thường, các triệu chứng viêm amidan thường thuyên giảm sau khoảng 5 - 7 ngày nếu được điều trị đúng. Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ tái phát, amidan thường xuyên bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mắc và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
- Biến chứng tại chỗ: Người bị viêm amidan thường có các triệu chứng như: Đau họng, nuốt đau nên gặp khó khăn trong việc ăn uống, nói năng, thậm chí mất tiếng. Thêm vào đó là cảm giác vướng mắc nơi cổ họng, miệng có mùi hôi,... Amidan viêm nhiễm kéo dài sẽ lan ra trung thất, vùng cổ; Dẫn đến tình trạng áp - xe amidan khiến bệnh nhân đau buốt lên tận tai và đầu, rất mệt mỏi; Hoặc khiến niêm mạc amidan tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến sưng to (viêm amidan quá phát) hay xơ hoá (viêm amidan xơ teo), gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, tác động tiêu cực tới sức khoẻ.
Viêm amidan tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
- Biến chứng gần: Tai, mũi, họng có mối liên quan mật thiết với nhau, vì thế viêm amidan rất dễ gây ra những biến chứng tới tai và mũi, chẳng hạn như: Viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa,… Ngoài ra, virus, vi khuẩn cũng có thể lan xuống hệ hô hấp, gây ra các bệnh viêm họng, viêm thanh quản, hay nguy hiểm hơn như: Viêm phế quản, viêm phổi,…
- Biến chứng xa: Mặc dù các biến chứng toàn thân do viêm amidan rất hiếm xảy ra, nhưng hậu quả thường nguy hiểm khôn lường. Cụ thể, một số vi khuẩn có thể di chuyển sang các cơ quan khác, gây viêm màng não, viêm túi mật, viêm tuyến giáp, viêm cầu thận cấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cơ tim,...
Điều trị viêm amidan theo tây y có nhược điểm gì?
Có thể nhận thấy rằng, khi không được điều trị đúng, viêm amidan có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, các chuyên gia hô hấp hàng đầu đưa ra mục tiêu điều trị viêm amidan như sau:
- Trước mắt: Cải thiện nhanh các triệu chứng như: Sốt, đau rát họng, ho, khản tiếng,... do viêm amidan.
- Lâu dài: Tăng cường hệ miễn dịch từ sâu bên trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phục hồi và bảo vệ niêm mạc amidan đang suy yếu, tổn thương, phòng ngừa bệnh tái phát.
Thế nhưng, hiện nay, các phương pháp điều trị theo tây y thường chỉ giải quyết được mục tiêu điều trị trước mắt, giúp cải thiện triệu chứng, chứ chưa đi sâu vào căn nguyên, ngăn bệnh tái phát. Hơn thế, chúng cũng tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn. Cụ thể như sau:
- Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm: Đây là 2 nhóm thuốc thường được chỉ định cho người bị viêm amidan nhằm diệt khuẩn, giảm viêm, cải thiện triệu chứng. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi “lạm dụng” kháng sinh - đó là tình trạng kháng kháng sinh, gây khó khăn khi điều trị các bệnh nhiễm trùng sau này. Bên cạnh đó, kháng sinh cũng tiêu diệt cả những lợi khuẩn trong đường tiêu hoá và hệ thống hô hấp, dẫn đến rối loạn tiêu hoá, miễn dịch đường hô hấp suy giảm, từ đó viêm amidan càng dễ tái phát hơn.
Do vậy, người đã sử dụng kháng sinh thường cứ phải dùng tiếp khi mắc bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc chống viêm kéo dài có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan - thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp...
Dùng thuốc tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ
- Phẫu thuật: Đây thường là biện pháp cuối cùng khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do nhiều nguyên nhân: Gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu,...
Chính vì vậy mà trước khi cắt, bệnh nhân phải được làm xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc. Hơn thế, amidan vốn đảm nhiệm vai trò là “người bảo vệ”, ngăn vi sinh vật gây hại xâm nhập vào cơ thể. Do đó, khi bộ phận này bị loại bỏ, nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp trên ở những người này cũng gia tăng.
Vậy đâu là giải pháp an toàn và hiệu quả hơn cho người bị viêm amidan?
>>> Xem thêm: Tử vong khi phẫu thuật viêm amidan, lý do vì sao? TẠI ĐÂY
Tiêu Khiết Thanh - Giải pháp hiệu quả cho người bị viêm amidan phòng ngừa biến chứng
Nhìn chung, điều trị viêm amidan bằng tây y thường không triệt để, khiến bệnh tái phát nhiều lần, lại tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ. Chính vì vậy, việc tìm ra phương pháp để cải thiện bệnh hiệu quả lâu dài và an toàn luôn là mong mỏi của nhiều người.
Do đó, hiện nay, lời khuyên của các chuyên gia cho người bị viêm amidan là thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý và sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, giúp cải thiện bệnh càng nhanh càng tốt. Tại Việt Nam, tiêu biểu trong số các sản phẩm thảo dược kể trên là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,...
Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả
Cụ thể, các thảo dược quý như: Rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh đã được chứng minh là chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh. Vì vậy, những dược liệu này còn được mệnh danh là các kháng sinh thực vật, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà không lo tình trạng nhờn thuốc. Đồng thời, chúng có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, cải thiện triệu chứng viêm amidan nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các thành phần bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tác động sâu vào niêm mạc amidan suy yếu, phục hồi và bảo vệ amidan đang bị tổn thương hoặc dễ kích ứng, từ đó giúp phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài, ngăn ngừa tình trạng xơ hoá, tránh việc phải can thiệp bằng phẫu thuật, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp.
Chính vì vậy, khi kết hợp những thành phần này, Tiêu Khiết Thanh là một sản phẩm độc đáo, giúp cải thiện triệu chứng viêm amidan nhanh chóng, đồng thời nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tái phát lâu dài. Tiêu Khiết Thanh được bào chế dưới dạng viên nén tiện dùng, dễ sử dụng; Phù hợp cho cả những người bận rộn, hay phải đi công tác, kể cả các đối tượng dễ mẫn cảm như: Người già, bệnh nhân sau phẫu thuật và trẻ em.
Với 10 năm có mặt trên thị trường, Tiêu Khiết Thanh đã nhận được sự tin tưởng từ hàng triệu người dùng, vinh dự giành được nhiều giải thưởng tiêu biểu. Điển hình như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Huệ (ở tổ 11, ấp 1, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước - SĐT: 0377.304.452). Cùng theo dõi chia sẻ quý báu của chị Huệ về cách cải thiện khản tiếng, mất tiếng TẠI ĐÂY
Như vậy, viêm amidan có thể tiềm ẩn những biến chứng nghiêm trọng khi không được điều trị đúng và triệt để. Thế nhưng, các phương pháp điều trị bằng tây y vẫn tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn, lại chưa có tác dụng ngăn ngừa bệnh tái phát.
Do đó, nếu viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng khiến bạn mất hết tự tin trong giao tiếp và công việc; Con bạn đang bị ho khù khụ, đau rát họng, quấy khóc do viêm amidan, uống nhiều thuốc tây bệnh vẫn tái phát mỗi tháng? Hãy gọi đến số tổng đài 18006214, kết bạn Zalo/Viber số 0917212364 để được chuyên gia tư vấn nhanh nhất.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nguyễn Duyên