Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tỉnh thành nào đang "ngốn" ngân sách trung ương nhiều nhất?

Trong tổng số thu dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016 là hơn 1

THCL - Trong tổng số thu dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016 là hơn 1 triệu tỷ đồng thì 14 tỉnh miền núi phía Bắc đóng góp vỏn vẹn hơn 3,6% và 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long cũng chỉ đóng góp được trên 4,5%, 14 tỉnh thành Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đóng góp gần 11%, riêng 5 tỉnh Tây Nguyên có tỷ lệ đóng góp vào thu NSNN thấp nhất, chỉ chưa đầy 1,4%.

Dẫn tới, gánh nặng thu NSNN dồn lên vai 6 tỉnh thành Đông Nam bộ khi phải đảm đương tới trên 42% tổng thu NSNN và 11 tỉnh thành đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ hơn 30%.

Bất bình đẳng thu chi NSĐP

Vì vậy, chuyên gia Kinh tế Vũ  Đình Ánh, nhận định vấn đề công bằng thu chi NSĐP tiếp tục là chủ đề tranh luận khi gánh nặng thu NSNN đều dồn lên vai hơn một chục tỉnh thành có số điều tiết về NSTW còn đại đa số các tỉnh còn lại đều trong tình trạng thu không đủ chi nên phải nhận bổ sung cân đối từ NSTW, thậm chí với qui mô bổ sung cân đối rất lớn.

Ts.Ánh khẳng định, tình trạng thiếu công bằng thu chi NSĐP càng thêm trầm trọng và không có lối thoát do đã kéo dài hàng chục năm và thể hiện ngay trong dự toán thu chi NSNN năm 2016.

Trong 63 tỉnh thành vẫn chỉ có 13 tỉnh thành có tỷ lệ điều tiết nên không nhận bổ sung cân đối từ NSTW

Cụ thể, theo Dự toán NSNN 2016, tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp là 417.618 tỷ đồng, tương đương 70% tổng thu NSTW được hưởng theo phân cấp, còn thu bổ sung từ NSTW là 211.221 tỷ đồng, trong đó 60,5% là bổ sung cân đối, còn lại là bổ sung có mục tiêu.

Cũng theo dự toán NSNN 2016, trong 63 tỉnh thành vẫn chỉ có 13 tỉnh thành có tỷ lệ điều tiết nên không nhận bổ sung cân đối từ NSTW là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ.

Như vậy là trong 6 vùng thì có tới 2 vùng là Miền núi phía Bắc (bao gồm 14 tỉnh) và Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh) hoàn toàn không có số thu điều tiết về NSTW, còn riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì có tới 12/13 tỉnh thành thường xuyên nhận bổ sung cân đối từ NSTW trừ Cần Thơ.

"Sự mất cân đối giữa các vùng miền không chỉ thể hiện rõ trong đóng góp vào thu NSNN mà còn trong tỷ lệ chi NSNN và nhận bổ sung cân đối từ NSTW", Ts. Ánh cho biết.

Đặc biệt, trong tổng số thu dự toán NSNN năm 2016 là hơn 1 triệu tỷ đồng thì 14 tỉnh miền núi phía Bắc đóng góp vỏn vẹn hơn 3,6% và 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long cũng chỉ đóng góp được trên 4,5% còn cả 14 tỉnh thành Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đóng góp gần 11%, riêng 5 tỉnh Tây Nguyên có tỷ lệ đóng góp vào thu NSNN thấp nhất, chỉ chưa đầy 1,4%.

Gánh nặng thu NSNN dồn lên vai 6 tỉnh thành Đông Nam bộ khi phải đảm đương tới trên 42% tổng thu NSNN và 11 tỉnh thành đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ hơn 30%. Chỉ riêng số thu NSNN của TP.Hồ Chí Minh đã cao hơn nhiều so với số thu của toàn bộ 46 tỉnh thành nằm ngoài vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Chênh lệch giữa tỉnh có số thu NSNN trên địa bàn thấp nhất có 501 tỷ đồng (tỉnh Bắc Cạn) với tỉnh có số thu cao nhất (TP.Hồ Chí Minh) lên tới gần 600 lần.

Cùng với đó, sự thiếu công bằng trong thu chi NSĐP còn thể hiện ở tỷ lệ điều tiết về NSTW khi TP.Hồ Chí Minh có tỷ lệ điều tiết cao nhất với chỉ 23% tổng thu NSNN trên địa bàn được giữ lại cho NSĐP với gần 70 ngàn tỷ đồng trong khi riêng TP.Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng gần 27% tổng dự toán thu NSNN năm 2016.

Hà Nội đứng trong nhóm có tỷ lệ điều tiết cao thứ hai (cùng với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu) với tỷ lệ giữ lại NSĐP từ 40-44% tổng thu NSNN trên địa bàn. Tổng thu NSNN trên địa bàn của Hà Nội mặc dù đứng thứ 2 cả nước song cũng chỉ chiếm hơn 15% tổng dự toán thu NSNN năm 2016. Mặc dù cả 5 thành phố trực thuộc TW đều nằm trong nhóm tự cân đối được NS nên không phải nhận bổ sung cân đối từ NSTW song tỷ lệ thu NS trên địa bàn được giữ lại ở địa phương lại rất khác nhau, chẳng hạn Hà Nội được giữ lại 42% nhưng Hải Phòng được giữ lại tới 88% còn tỷ lệ này ở Đà Nẵng là 85% và ở Cần Thơ tới 91%....

Ỷ lại trợ cấp từ NSTW

Theo Ts. Ánh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân đối và thiếu công bằng trong thu chi NSĐP ở nước ta suốt nhiều thập kỷ qua, trong đó nguyên nhân chủ yếu trực tiếp là mức độ tập trung kinh tế quá lớn vào một số trung tâm và khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các tỉnh thành, giữa các vùng miền quá lớn.

Riêng số lượng DN tại TP.Hồ Chí Minh đã chiếm gần 1/3 tổng số DN cả nước, bằng toàn bộ số DN tại đồng bằng sông Hồng (trong đó riêng Hà Nội chiếm hơn 70%), gấp khoảng 2,5 lần số DN tại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, gấp 4,2 lần số DN tại đồng bằng sông Cửu Long và gấp tới gần 8 lần số DN tại Trung du và miền núi phía Bắc...

Cùng với TP.Hồ Chí Minh, gánh nặng thu NSNN hiện đang dồn lên một số tỉnh thành có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao, thu hút được phần lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, trong khi đại đa số tỉnh còn lại vẫn dậm chân tại chỗ ở tình trạng nông nghiệp kém phát triển hay khai thác tài nguyên thô, chưa phát hiện và khai thác được tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp nêu trên thì nguyên nhân gián tiếp là phân cấp NSNN giữa TW và địa phương còn bất cập khi chưa thể khuyến khích tính chủ động của đại đa số tỉnh trong thu chi NSĐP, giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào NSTW đồng thời lại làm suy giảm động lực và điều kiện tăng thu cũng như nuôi dưỡng nguồn thu cho một số ít tỉnh thành có khả năng tự cân đối NS.

Như vậy "Rõ ràng, phân cấp thu chi NSNN cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện gắn với tiến trình cơ cấu lại thu chi NSĐP nói riêng và cơ cấu lại NSNN nói chung theo hướng công bằng, hiệu quả, gắn với phát triển kinh tế - xã hội đồng thời khắc phục tình trạng mất cân đối quá mức và nâng cao tính chủ động sáng tạo của địa phương trong quản lý NSNN", Ts. Ánh khẳng định.

Theo TBKD

Tin mới

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).

TKV phấn đấu 5 tháng tiêu thụ hơn 22,4 triệu tấn than
TKV phấn đấu 5 tháng tiêu thụ hơn 22,4 triệu tấn than

Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), kết thúc 4 tháng năm 2024, Tập đoàn đã sản xuất được 13,47 triệu tấn than; than tiêu thụ đạt hơn 17,3 triệu tấn.