Ảnh minh họa
Theo đó, để thực hiện mục tiêu, kế hoạch trồng mới 10.000 ha rừng trong năm 2020, các ngành, các cấp liên quan trên toàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp như quy hoạch các nguồn giống, hệ thống vườn ươm bảo đảm đủ cây giống lâm nghiệp chất lượng phục vụ trồng rừng; hướng dẫn kỹ thuật trồng mới; chỉ đạo hoàn thành tốt công tác thiết kế kỹ thuật các công trình lâm sinh; chuẩn bị hiện trường; cây giống,... phục vụ trồng rừng.
Đồng thời, để khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả rừng trồng, cùng với chỉ đạo, đôn đốc công tác sản xuất, chăm sóc cây giống, các ngành chức năng tăng cường kiểm tra cây giống xuất vườn và cấp giấy chứng nhận lô giống đủ tiêu chuẩn bảo đảm cây giống trồng rừng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính,... mới được xuất vườn đưa ra trồng rừng.
Tuyên truyền, vận động các đơn vị, hộ dân khắc phục khó khăn, tự bỏ vốn và tranh thủ thời điểm thời tiết thuận lợi tập trung trồng mới rừng trong vụ xuân và vụ thu.
Do vậy, diện tích rừng trồng mới trong các tháng đầu năm 2020 đang được chăm sóc, bảo vệ, sinh trưởng, phát triển tốt. Theo kế hoạch, diện tích còn lại đang được Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung trồng trong vụ thu này.
Hoài Thu