Cách chữa dị ứng bằng thuốc
Trong quá trình phản ứng, hệ miễn dịch tiết ra một chất trung gian hóa học có tên là histamin. Chất này tham gia vào quá trình hình thành phản ứng viêm, gây nên những triệu chứng khó chịu như nổi mẩn đỏ, ngứa khi bị dị ứng.
Mặc dù dị ứng không thể được điều trị triệt để nhưng việc sử dụng thuốc có thể giúp cải thiện được tình trạng này. Các thuốc thường được sử dụng đó là nhóm thuốc kháng histamin, corticoid. Cụ thể đó là:
Thuốc kháng histamin
Thuốc này có tác dụng ức chế sự tạo thành histamin, do đó cải thiện triệu chứng ngứa khi bị dị ứng. Một số thuốc kháng histamin thường dùng có chứa các hoạt chất như loratadin, cetirizin hydroclorid, fexofenadin, acrivastin,...
Thuốc corticoid
Là những thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch nên cũng giúp làm giảm triệu chứng khi bị dị ứng. Một số thuốc corticoid dùng để chống dị ứng hiện nay thường chứa hoạt chất hydrocortisone, prednisolone, methylprednisolone, prednisone,... Mặc dù có hiệu quả chống viêm, cải thiện nhanh triệu chứng dị ứng nhưng thuốc corticoid thường gây tác dụng phụ khi dùng thuốc trong một thời gian dài và không đúng cách. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm do khả năng ức chế miễn dịch. Do đó cần hết sức thận trọng khi dùng nhóm thuốc này, kể cả thuốc đường bôi ngoài da hoặc đường uống. Bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng thuốc.
Thuốc ức chế miễn dịch
Các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể gây ra tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Vì vậy chỉ được dùng nếu bệnh không đáp ứng với thuốc kháng histamin. Hay dùng trong trường hợp có phụ thuộc corticoid. Cyclosporine, cyclophosphamide và methotrexate là 3 loại thuốc ức chế miễn dịch được dùng phổ biến trong điều trị mề đay mạn tính.
Cách chữa dị ứng bằng nguyên liệu tự nhiên
Dưới đây là một số cách chữa dị ứng ngay tại nhà đơn giản và dễ thực hiện:
Chữa dị ứng bằng gừng
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình mà nó còn là vị thuốc trong Đông y. Gừng có tính ấm, công dụng sát khuẩn, giảm viêm. Do đó có thể chữa một số triệu chứng như ngứa, nổi mẩn và viêm da khi bị dị ứng. Bạn có thể ngâm gừng với mật ong, đường phèn để đắp lên vùng da dị ứng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Tắm bột yến mạch giúp giảm triệu chứng dị ứng
Năm 2016, một nghiên cứu khoa học cho thấy bột yến mạch có tác dụng giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa cho da khi bị mề đay, dị ứng. Bạn có thể đắp hoặc tắm bằng bột yến mạch đã được hòa với một chút nước thành hỗn hợp sền sệt mỗi ngày để giảm tình trạng mẩn ngứa, sưng tấy do dị ứng. Ngoài ra, có thể thêm một chút muối vào hỗn hợp để làm tăng khả năng kháng khuẩn, tạo thành một công thức dưỡng da, bảo vệ da hiệu quả.
Cải thiện dị ứng bằng cách tắm bằng lá chè xanh
Chè xanh được biết đến với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nó được dùng làm thức uống hàng ngày để thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học, chè xanh có tác dụng kháng khuẩn và chống lão hóa rất tốt nhờ chứa các thành phần như catechin, EGCG, quercetin,...
Cách chữa dị ứng bằng trái nhàu
Theo các nghiên cứu khoa học, mỗi ngày dùng từ 30 - 750 ml nước ép trái nhàu có thể cải thiện được tình trạng dị ứng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sở dĩ trái nhàu được xem như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh vì nó có khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Các thành phần như axit ursolic, vitamin C, vitamin A, kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside và rutin được tìm thấy trong trái nhàu tham gia vào quá trình ức chế phản ứng viêm và chống oxy hóa của cơ thể. Do đó bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia y tế để sử dụng các sản phẩm từ quả nhàu mỗi ngày để cải thiện tình trạng dị ứng.
Dùng Phụ Bì Khang chứa thành phần chính từ cao nhàu để hỗ trợ cải thiện dị ứng
Cao nhàu có tác dụng rất lớn với bệnh dị ứng nhờ công dụng tăng cường chức năng gan - thận, giúp tăng khả năng thải độc cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi các tế bào bị tổn thương trên da. Tuy nhiên, việc sử dụng trái nhàu tươi để trị liệu khá mất thời gian. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã bào chế ra TPBVSK Phụ Bì Khang có thành phần chính là cao nhàu, kết hợp với cao gan và L- carnitine fumarate. Sự kết hợp này tạo thành viên nén vừa tiện dùng song công dụng lại mạnh hơn việc dùng nhàu đơn lẻ.
Cụ thể, cơ chế đa tác động của Phụ Bì Khang bao gồm:
Tăng cường thải độc cho gan - thận.
Tăng đề kháng, bồi bổ gan - thận.
Điều hòa miễn dịch.
Hiệu quả của sản phẩm cũng đã được chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP.HCM và trường Đại học Y Hà Nội:
Giảm triệu chứng nhanh sau 2 ngày.
Giảm tái phát sau 4 tuần sử dụng.
Các biện pháp phòng ngừa dị ứng
Mặc dù khó chữa khỏi dứt điểm nhưng dị ứng có thể được ngăn chặn bằng cách thực hiện một số lưu ý sau:
- Tránh xa các tác nhân nghi ngờ gây dị ứng. Đó có thể là lông vật nuôi, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá,...
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn thật nhiều hoa quả, rau xanh. Hạn chế ăn các thực phẩm mà bạn nghi ngờ có thể gây dị ứng như đồ hải sản, đậu phộng,...
- Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh thật sạch sẽ.
- Hạn chế việc tắm, rửa bằng các sản phẩm có chứa chất bảo quản, chất tạo mùi hương,...
Trên đây là tổng hợp về những cách chữa dị ứng hiệu quả ngay tại nhà. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, hãy kết hợp uống Phụ Bì Khang và duy trì một lối sống khoa học để đẩy lùi chứng dị ứng hiệu quả.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Khánh Vũ