Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh: Các doanh nghiệp "3 tại chỗ" không được đổi người sau 23/8

Các doanh nghiệp đang áp dụng vừa sản xuất, vừa cách ly tiếp tục hoạt động, song không được phép thay đổi nhân sự sau ngày 23/8, trừ trường hợp cấp cứu.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ngày 21/8, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA) đã có văn bản số 2428 về việc tăng cường một số biện pháp phòng, chống dịch tại các khu chế xuất và công nghiệp thành phố từ ngày 23/8. 

Trong đó, vấn đề được doanh nghiệp quan tâm nhất là tiếp tục sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" hay thay đổi phương án sản xuất với 4 mô hình như kế hoạch 2715 ngày 15/8.

Theo văn bản này, các doanh nghiệp đang sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" sẽ không được di chuyển khỏi nơi sản xuất. HEPZA không tiếp nhận đăng ký mới đối với doanh nghiệp muốn sản xuất theo 2 mô hình trên. Doanh nghiệp không thay đổi, bổ sung hoặc giảm lao động đang vừa cách ly, vừa sản xuất, trừ trường hợp cấp cứu phải ra khỏi nơi sản xuất.

Nếu muốn thay đổi, điều chỉnh lao động, doanh nghiệp thực hiện trước 0h ngày 23/8. Trong đó, doanh nghiệp chỉ được phép giảm lao động hoặc chấm dứt các phương án vừa cách ly, vừa sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định trước khi cho người lao động về địa phương.

Còn với những doanh nghiệp vừa cách ly, vừa sản xuất đã đăng ký bổ sung người lao động, người lao động đã âm tính với Covid-19 qua xét nghiệm RT-PCR, khẩn trương đưa người lao động vào doanh nghiệp, bố trí khu vực lưu trú tạm thời, cách biệt với khu lưu trú và nơi sản xuất hiện tại.

HEPZA thông báo sẽ không giải quyết bất cứ thay đổi về nhân sự hoặc doanh nghiệp đăng ký mới sản xuất theo 2 mô hình trên sau 0h ngày 23/8 đến hết ngày 6/9.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.