Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. HCM: Thông qua danh mục 28 dự án 'chiếm' đất lúa trên 10 ha

HĐND TP. HCM đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-HĐND về việc thông qua Danh mục 28 dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên trên địa bàn thành phố.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, trước đây UBND TP.HCM đã trình Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016 - 2020. Theo Nghị quyết 80 của Chính phủ ngày 19/6/2018 thì, TP.HCM được chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp các loại. Việc chuyển đổi này, nhằm phục vụ phát triển cơ cấu kinh tế, xã hội TP.HCM.

TP. HCM: Thông qua danh mục 28 dự án 'chiếm' đất lúa trên 10 ha - Hình 1

Phối cảnh dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa

Tiếp sau đó, HĐND TP.HCM đã ban hành tờ trình Nghị quyết về thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa ở TP.HCM. Theo đó, chấp thuận 31 dự án chuyển mục đích sử dụng từ 10ha đất trồng lúa trở lên với tổng diện tích hơn 1.893 ha; 3 dự án chuyển mục đích sử dụng dưới 10ha đất trồng lúa với tổng diện tích 9,36 ha; 1 dự án có diện tích thu hồi đất là 22,8 ha.

Ngoài ra, chấp thuận điều chỉnh diện tích đất thu hồi tại 18 dự án (tại quận 2, 6, 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Bình Chánh), điều chỉnh ranh giới thu hồi đất với tổng diện tích thu hồi hơn 247 ha…

Trong đó, HĐND TP chấp thuận thông qua danh mục 28 dự án có chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên, bao gồm:

1. Khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật (tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2; đang kêu gọi chủ đầu tư; diện tích 80,09 ha, trong đó 43,53 ha đất lúa).

TP. HCM: Thông qua danh mục 28 dự án 'chiếm' đất lúa trên 10 ha - Hình 2

Dự án Bình Qưới bán đảo Thanh Đa quận Bình Thạnh cũng được thu hồi

2. Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2; chủ đầu tư là Công ty CP Thạnh Mỹ Lợi; diện tích 136,01 ha, trong đó 84,59 ha đất lúa).

3. Khu nhà ở cán bộ, chiến sỹ Bộ Công an (nhà ở xã hội) (tại Bình Trưng Đông, Cát Lái, quận 2; chủ đầu tư là Công ty CP Kinh doanh địa ốc Him Lam; diện tích 26,44 ha, trong đó 20,58 ha đất lúa).

4. Xây dựng các đơn vị Bộ Tư lệnh TP (tại Long Phước, quận 9; chủ đầu tư là Bộ Tư lệnh TP; diện tích 55 ha, trong đó 13 ha đất lúa).

5. Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (tại Tân Chánh Hiệp, quận 12; chủ đầu tư là Trường Đại học Công nghiệp TP HCM; diện tích 25,97 ha, trong đó 21,58 ha đất lúa).

6. Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (tại phường 28, quận Bình Thạnh; chủ đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco; diện tích 426,93 ha, trong đó 167,85 ha đất lúa).

7. Depot tuyến số 5 Đa Phước (tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh; diện tích 31,68 ha, trong đó 20 ha đất lúa).

8. Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng khu vành đai cây xanh cách ly (tại các xã Đa Phước - Phong Phú, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Ban Quản lý Khu liên hợp xử lý chất thải TP; diện tích 268,79 ha, trong đó 159,71 ha đất lúa).

9. Dự án Khu dân cư Phong Phú tại Khu chức năng số 15 - Đô thị mới Nam TP (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hiệp Quế; diện tích 34,5 ha, trong đó 25,41 ha đất lúa).

10. Dự án xây dựng bến thủy nội địa và trồng cây xanh cách ly (tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam - VWS; diện tích 39,6 ha, trong đó 29,2 ha đất lúa).

11. Khu công viên đa năng Park City (tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty CP Park City; diện tích 49,47 ha, trong đó 28,81 ha đất lúa).

12. Khu dân cư Khu E (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 61,03 ha, trong đó 30 ha đất lúa).

13. Khu công viên, thể dục thể thao - khu số 19 (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; đang lựa chọn chủ đầu tư; diện tích 14,2 ha, trong đó 11 ha đất lúa).

14. Bến xe Miền Tây (thuộc một phần khu E do Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC làm chủ đầu tư dự án bồi thường) (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Tổng Công ty Cơ khí giao thông Sài Gòn TNHH MTV; diện tích 20 ha, trong đó 11,38 ha đất lúa).

15. Khu tái định cư 10 ha Tân Kiên (tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh; diện tích 11,83 ha, trong đó 11,03 ha đất lúa).

16. Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vành đai cây xanh cách ly (giai đoạn 2) (tại xã Thái Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi; chủ đầu tư là Ban quản lý Khu liên hợp xử lý chất thải TP; diện tích 197,19 ha, trong đó 45,37 ha đất lúa).

17. Cụm công nghiệp Bàu Trăn (giai đoạn 1) (tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi; chủ đầu tư là Công ty TNHH sản xuất và thương mại Khánh Thuận; diện tích 50 ha, trong đó 48 ha đất lúa).

TP. HCM: Thông qua danh mục 28 dự án 'chiếm' đất lúa trên 10 ha - Hình 3

Dự án của Quốc Cường Gia Lai ở huyện Nhà Bè

18. Khu dân cư Hoàn Cầu (tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi; đang lựa chọn chủ đầu tư; diện tích 67 ha, trong đó 48 ha đất lúa).

19. Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 3 (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 392,89 ha, trong đó 299,64 ha đất lúa).

20. Khu cảng hạ lưu Hiệp Phước (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 384,71 ha, trong đó 268,13 ha đất lúa).

21. Khu dân cư Hiệp Phước 2 thuộc Khu đô thị Cảng Hiệp Phước (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 29,4 ha, trong đó 22,47 ha đất lúa).

22. Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng để triển khai đầu tư xây dựng Khu đại học tập trung (tại Long Thới, Nhơn Đức, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM; diện tích 151,58 ha, trong đó 60,3 ha đất lúa).

23. Khu dân cư Bắc Phước Kiển (tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty CP Quốc Cường Gia Lai; diện tích 91,69 ha, trong đó 60,3 ha đất lúa).

24. Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất tại xã Nhơn Đức để thanh toán Hợp đồng BT Cầu Cần Giờ (tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM; diện tích 20,24 ha, trong đó 10,73 ha đất lúa).

25. Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất tại xã Phước Lộc để thanh toán Hợp đồng BT Cầu Cần Giờ (tại xã Nhơn Đức và xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP HCM; diện tích 89,61 ha, trong đó 44 ha đất lúa).

26. Khu dân cư tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn; diện tích 17,15 ha, trong đó 14,78 ha đất lúa).

27. Quỹ đất BT dự án cầu đường Bình Tiên (tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM; diện tích 22,8 ha, trong đó 100% là đất lúa).

28. Khu đô thị Đại học Quốc tế (tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn; chủ đầu tư là Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam; diện tích 880 ha, trong đó 100,81 ha đất lúa).

Về tổng thể, 28 dự án trên có quy mô sử dụng đất 3649,36 ha, trong đó 1722,99 ha là đất trồng lúa.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho TP.HCM chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ. Nếu đem đấu giá 26.000ha đất này sẽ thu về 1,5 triệu tỷ đồng. Đây là nguồn lực to lớn, tạo nguồn vốn cho thành phố phát triển…

Còn theo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã được Quốc hội thông qua, về quản lý đất đai, HĐND TP.HCM được quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch.

Hải Đăng (T/h)

Tin mới

TPBank dẫn đầu tăng trưởng doanh số giao dịch thẻ Visa năm 2023
TPBank dẫn đầu tăng trưởng doanh số giao dịch thẻ Visa năm 2023

Doanh số giao dịch thẻ TPBank Visa nói chung và doanh số giao dịch nước ngoài của thẻ TPBank Visa Signature nói riêng ghi nhận tăng trưởng ấn tượng so với trung bình toàn ngành.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 là 8,5%
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 là 8,5%

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP (trừ dầu khí) là 8,5%; Chi đầu tư phát triển hơn 19.800 tỷ đồng, chiếm 60,73% tổng chi ngân sách địa phương.

Lạng Sơn vào cuộc kiểm tra cơ sở bán hàng có dấu hiệu vi phạm tại bến xe Xuân Cương
Lạng Sơn vào cuộc kiểm tra cơ sở bán hàng có dấu hiệu vi phạm tại bến xe Xuân Cương

Ngày 27/11, TH&CL có bài viết: “Lạng Sơn cần vào cuộc xác minh làm rõ việc bán hàng có dấu hiệu không rõ nguồn gốc tại bến xe Xuân Cương”, phán ánh tại tầng 1, bến xe Công ty CP hữu nghị Xuân Cương (cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị,  Cao Lộc, Lạng Sơn), xuất hiện một số cửa hàng kinh doanh hàng hóa thảo dược, không rõ nguồn gốc… Theo đó, các cơ quan chức năng của tỉnh đã vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

PC Quảng Ninh hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX năm 2023
PC Quảng Ninh hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX năm 2023

Hưởng ứng Chương trình Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX năm 2023, tại Khoa huyết học - Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) vừa tổ chức cho 65 cán bộ, công nhân viên hưởng ứng tham gia hiến máu nhân đạo. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2023). Đặc biệt, đây còn là một trong những hoạt động an sinh xã hội được EVN tổ chức hàng năm.

PC Quảng Ninh triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng Tri ân khách hàng 2023
PC Quảng Ninh triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng Tri ân khách hàng 2023

Đã trở thành nét đẹp truyền thống, cứ đến tháng 12 hàng năm, Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) lại rộn rã triển khai đồng loạt các hoạt động ý nghĩa trong Tháng Tri ân khách hàng tại các Điện lực trực thuộc. Với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”, năm 2023 này, Công ty sẽ tập trung tổ chức các sự kiện tri ân nhằm góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh của ngành Điện đối với xã hội và công chúng.

Tám nhiệm vụ, giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi
Tám nhiệm vụ, giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi

Chương trình phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp; 100% trẻ em mồ côi được chăm sóc.