Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh: Du lịch khởi sắc trở lại

Do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, du lịch TP. Hồ Chí Minh gần như “đóng băng” trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, thành phố “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tạo cú hích cho phục hồi và phát triển du lịch.

Những tín hiệu tích cựa

Kể từ khi mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/03, nhu cầu du lịch của người Việt Nam vốn bị dồn nén một thời gian dài đã thực sự “bùng nổ”. Ngành du lịch Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh đang chứng kiến sự gia tăng đột biến ở cả khu vực nội địa và quốc tế, báo hiệu tín hiệu hồi sinh tích cực cho ngành du lịch sau những tổn thất lịch sử do Covid-19 gây ra.

Theo đó, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đã nhanh chóng triển khai các hoạt động mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương cũng như UBND thành phố. Có thể nói, TP. Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực nhằm phục hồi và phát triển ngành du dịch, tạo sức hút, biến mình trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách.

Thực tế, du lịch TP. Hồ Chí Minh đang trên đà phục hồi rất tích cực. Năm tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu ngành du lịch của TP. Hồ Chí Minh ước đạt 39.509 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đến TP. Hồ Chí Minh ước đạt 8,97 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch nội địa đến TP. Hồ Chí Minh đạt 9 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ...

Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai, mở cửa từng bước, hướng đến mục tiêu “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tạo cú hích cho phục hồi và phát triển du lịch. (Ảnh: MGM Travel).
Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai, mở cửa từng bước, hướng đến mục tiêu “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tạo cú hích cho phục hồi và phát triển du lịch. Ảnh: MGM Travel.

Để đạt được thành quả nêu trên, TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp khiết thực, nhanh chóng phục hồi du lịch, phục hồi kinh tế như: đẩy mạng quảng bá các sản phẩm du lịch nội thành, liên kết với các tỉnh, thành phố trên cả nước để có các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên tỉnh; phối hợp với doanh nghiệp, các quận, huyện để mở các tuyến điểm du lịch mới từ nội thành đến ngoại thành; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch...

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã chuyển từ trạng thái “đóng cửa, chống dịch” sang chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh, với phương châm “an toàn đến đâu, mở cửa đến đó”, “mở cửa thì phải an toàn”. Từng bước phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế cũng như nội địa, khôi phục lại các hoạt động du lịch, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế, dịch vụ có liên quan. Góp phần thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế - xã hội đồng thời xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng là điểm đến an toàn, hấp dẫn để quảng bá đến khách du lịch trong và ngoài nước.

Hồ Chí Minh đã rà soát, công bố Bộ Tài nguyên du lịch gồm 366 điểm đến được đánh giá là hấp dẫn, có khả năng khai thác và thu hút du khách. Ngành du lịch đã cập nhật các điểm đến này lên google map, kêu gọi các doanh nghiệp, du khách có thể thả sức sáng tạo, trải nghiệm các điểm đến bằng mỗi hành trình riêng.

Ngày 19/09/2021 đánh dấu bước khởi đầu phục hồi du lịch TP. Hồ Chí Minh sau đại dịch, khi TP. Hồ Chí Minh chính thức mở tour du lịch thí điểm đầu tiên đến huyện Cần Giờ - một trong 03 quận, huyện đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh được triển khai thí điểm nới lỏng giãn cách trong thời gian từ ngày 16/9 đến 30/9. Đây là tour du lịch tri ân tuyến đầu với sự tham gia gồm đại diện các đoàn y bác sĩ đang chống dịch của thành phố.

Khi dịch bệnh tạm lắng, TP. Hồ Chí Minh đã nhanh chóng khôi phục lại các sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Ngày hội Khinh khí cầu, du thuyền và các hoạt động thể thao dưới nước; Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh, Lễ hội Tết Việt, Lễ hội áo dài TP. Hồ Chí Minh lần thứ 8 năm 2022...

Bên cạnh đó, hoạt động kết nối du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long được tái khởi động ngay thời điểm Việt Nam vừa chính thức mở cửa thị trường khách quốc tế, đã đem lại kỳ vọng cho việc nhanh chóng phục hồi du lịch.

Ngành kinh tế mũi nhọn

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, vì vậy việc khôi phục hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng không chỉ với ngành du lịch mà còn kích thích nhiều ngành khác cùng phục hồi; đặc biệt là chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ không chỉ của thành phố mà còn gắn với nhiều tỉnh, thành khác. Từ đó nhiều sản phẩm du lịch mới đã ra đời.

Tiêu biểu như ngày 12/04, UBND TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp Bệnh viện Quân y 175 và Công ty trực thăng miền Nam tổ chức chuyến bay khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch “Ngắm TP. Hồ Chí Minh từ trên cao” bằng máy bay trực thăng. Điểm nhấn của hành trình bay này là ngắm khu trung tâm TP. Hồ Chí Minh với những kiến trúc hiện đại xen kẽ với các công trình cổ kính, gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố.

Lễ hội Áo dài đang diễn ra góp phần quảng bá hình ảnh du lịch TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Lam Giang).
Lễ hội Áo dài diễn ra góp phần quảng bá hình ảnh du lịch TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Lam Giang

Cũng trong nỗ lực mang đến cho du khách những trải nhiệm mới, Quận 8 lần đầu tiên tổ chức tuần lễ trái cây “Trên bến dưới thuyền” lần I năm 2022, diễn ra từ ngày 28/5 tại tuyến đường Nguyễn Văn Của – Bến Bình Đông. Góp phần tôn vinh những thành quả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng tầm thương hiệu trái cây Nam Bộ, qua đó, đẩy mạnh quảng bá tiềm năng du lịch của quận, từng bước nâng tầm quy mô thành Lễ hội trái cây truyền thống “Trên bến, dưới thuyền”, trở thành một trong những sự kiện văn hóa của thành phố trong tương lai.

“Tính đến nay, 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức cũng đang xây dựng các sản phẩm du lịch mới để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước. Đây là những tour ngắn ngày, thay đổi liên tục, để du khách tới TP. Hồ Chí Minh không chỉ tham quan khu vực trung tâm mà có thể trải nghiệm thêm nhiều điểm đến mới tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức”, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ hồi đầu tháng Sáu vừa qua.

Nhằm đẩy mạnh phục hồi du lịch sau nhiều thiệt hại nặng nề do đại dịch, một trong những yếu tố then chốt cũng được TP. Hồ Chí Minh xác định là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, dịch vụ trước những yêu cầu mới…

Có thể thấy, dù còn đó nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh vẫn nỗ lực không ngừng tự làm mới, thích ứng với các điều kiện để nắm bắt cơ hội phục hồi và phát triển. Ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh cũng đặt mục tiêu, trong năm nay, sẽ đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu lượt khách du lịch nội địa.

Năm 2022, dự báo tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên với vị thế là thành phố đầu tàu kinh tế, là trung tâm văn hóa, xã hội, du lịch lớn nhất của cả nước, TP. Hồ Chí Minh nói chung và ngành du lịch nói riêng luôn chủ động nắm bắt tình hình, chủ động thích ứng, chủ động khôi phục và chủ động phát triển trong tình hình dịch Covid-19 với phương châm biến nguy thành cơ để thực hiện các trọng trách đối với sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài của ngành.

Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024
Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024

Ngày 24/4, tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu Hội Soóng, tỉnh Quảng Ninh cọ đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng
Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng

Liên quan đến vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm một đối tượng về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Chiều ngày 24/4, tại thành phố Móng Cái, Cục Hải quan tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) biên giới và phát triển đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự (ANTT), tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, cơ sở, Công an tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành gồm nhiều đơn vị nghiệp vụ tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.