Theo đó, PC08 sẽ tập trung xử lý ở các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trọng điểm, các tuyến đường thường xuyên có xe chở quá tải hoạt động, các tuyến vận tải hàng hóa từ các cảng, bến, bãi, nhà ga; địa bàn khu vực khai thác khoáng sản, mỏ cát, đá, nhà máy sản xuất xi măng, gạch, thép...
Đồng thời, lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm tra xử lý những trường hợp điều khiển xe ô tô tải, xe ô tô kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc có dấu hiệu vi phạm như chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế của xe; quá tải trọng của cầu, đường; quá khổ giới hạn của xe, cầu đường mà không có giấy phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp; tự ý cải tạo, thay đổi kích thước thành, thùng xe, xe ô tô vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng vi phạm các quy định khi tham gia giao thông...
Bên cạnh đó, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định, tạm giữ các loại giấy tờ, phù hiệu xe tải, tem kiểm định có liên quan đến người điều khiển, phương tiện, hàng hóa theo quy định; yêu cầu chủ xe, lái xe có trách nhiệm hạ tải, bảo quản hàng hóa theo quy định, sau khi bảo đảm trọng tải theo quy định mới cho xe tiếp tục lưu hành (trừ trường hợp phải tạm giữ xe theo quy định của pháp luật).
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, xe chở quá tải trọng sẽ bị phạt với tổng số tiền cao nhất lên tới 58 triệu đồng. Đồng thời còn bị áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện vi phạm,…
Đáng chú ý, trong trường hợp lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra tải trọng hoặc không đồng ý kết quả cân tải trọng, cố tình cản trở giao thông hoặc tụ tập xe thành đoàn gây cản trở giao thông, gây áp lực chống đối lực lượng CSGT thì lực lượng CSGT sẽ sử dụng các thiết bị nghiệp vụ ghi nhận lại để làm căn cứ xử lý.
CSGT cũng yêu cầu chủ xe, lái xe có trách nhiệm hạ tải, bảo quản hàng hóa theo quy định.
Thuận Yến – Thùy Linh