Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TPP 11: Hưởng lợi ít nhưng… cần!

Sau khi Mỹ rút lui, 11 quốc gia đã thống nhất tên gọi mới: Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Dù vẫn còn nhiều ý kiến thận trọng liên quan đến triển vọng của một thỏa thuận TPP mà không có sự tham gia của Mỹ, song theo dự báo, Việt Nam vẫn sẽ là quốc gia nhận được nhiều lợi ích khi CPTPP được thực thi.

 

Sẽ không hưởng lợi nhiều

Mỹ là trụ cột chính trong TPP. Không chỉ Việt Nam, hầu hết các nước đều nhằm vào thị trường Mỹ khi tham gia thỏa thuận này. Việc thiếu Mỹ, đương nhiên khiến tính toán của mỗi quốc gia trong TPP thay đổi. Vấn đề này, đã được đề cập nhiều ở thời điểm đầu năm 2017. Điều đáng nói ở đây là TPP không có Mỹ (TPP 11) có phải là con số 0 với các nước còn lại hay không?

Theo đánh giá của TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế Thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư): “Do tác động chuyển hướng thương mại, một quốc gia có thể được lợi hoặc bị thiệt hại ngay cả khi không tham gia một FTA. Tôi cho rằng, các nước đều đã tính đến điều này khi quyết định tham gia các cuộc họp từ đầu tháng 5/2017, liên quan đến tương lai của TPP 11. Nếu không tham gia trong khi các nước khác vẫn tiếp tục tham gia, thương mại, đầu tư và tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Việt Nam cũng vậy.

Khi TPP còn có Mỹ, các phân tích cho thấy Việt Nam được hưởng lợi rất tích cực, góp thêm 15 - 17% tăng trưởng về XK. Còn khi TPP không có Mỹ, con số này giảm đi rất nhiều. Nhưng điều này không có nghĩa là không nên tham gia”.

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia phân tích, Việt Nam không được lợi nhiều về mặt con số định lượng khi có TPP 11. Chẳng hạn, với TPP 11, XK tăng thêm 4%, trong khi TPP 12 khoảng 15%. TPP 11 làm tăng NK 3,8%, còn TPP 12 tăng NK 10,5%. Điều đó có nghĩa, so với TPP 12, mức độ hưởng lợi của Việt Nam trong TPP 11 giảm rất nhiều do thiếu lợi ích tăng thêm từ thị trường Mỹ. Điều này, về mặt định tính, chúng ta cũng có thể hình dung được.

TPP 11: Hưởng lợi ít nhưng… cần! - Hình 1

Đàm phán thành công ở Việt Nam mở ra giai đoạn mới cho CPTPP

Nhưng xuất khẩu vẫn tăng

Kể cả khi con số lợi ích mang lại cho kinh tế Việt Nam rất ít, thì việc tham gia TPP 11 cũng là điều đáng cân nhắc. Nếu không tham gia có tiêu cực không? Câu trả lời là có. Khi các nước tập trung buôn bán với nhau trong TPP, sẽ giảm buôn bán với Việt Nam. Đó là việc đương nhiên. Trong khi đó, Việt Nam bị mất cơ hội tận dụng được lợi thế với các quốc gia bên kia Thái Bình dương, gồm Canada, Mexico, Peru - những thị trường, Việt Nam chưa có hiệp định thương mại.

Ông Thắng cho rằng, một số ngành như dệt may, da giày, một số ngành thâm dụng lao động khác, Việt Nam vẫn được lợi, vẫn tăng XK trong khối TPP 11. Chúng ta chỉ không tăng lợi thế trên thị trường Mỹ, chứ không hoàn toàn mất thị trường Mỹ, vì hàng Việt Nam vẫn đang vào Mỹ.

Ngoài ra, phân tích định tính thì có một yếu tố thuộc về cơ hội khi tham gia TPP 11 mà khi không tham gia, chúng ta có thể bị thiệt, đó là các nước thỏa thuận tham gia TPP 11 đều có kỳ vọng, biết đâu một vài năm nữa Mỹ trở lại. Khi đó, lợi ích của hiệp định này lại khá lớn cho Việt Nam.

Việc lo ngại về NK và cạnh tranh trong nước, nếu chỉ nhìn trên góc độ cắt giảm thuế quan, cũng không có ảnh hưởng nhiều nếu chúng ta tham gia. Các thị trường châu Á, đã có cam kết rồi, thuế quan NK sẽ tiếp tục bị cắt giảm, có hay không có TPP 11 thì sức ép cạnh tranh từ hàng NK châu Á vẫn sẽ tăng lên. Các nước bên kia Thái Bình Dương không phải là nguồn NK chính từ Việt Nam, mà lại là Trung Quốc và Hàn quốc.

TPP 12 từng được đánh giá là một hiệp định thế hệ mới, sẽ tác động rất lớn đến thể chế của các nước như Việt Nam. Vậy thì, với TPP 11, tác động này có giảm đi.

Nỗ lực để cạnh tranh

TS. Trần Toàn Thắng nhận định: “TPP 12 từng được đánh giá là một hiệp định thế hệ mới, sẽ tác động rất lớn đến thể chế của các nước như Việt Nam, về cơ bản, các cam kết tại TPP 12 chuyển sang TPP 11 đều được giữ nguyên. Các nước chỉ đưa ra danh sách bảo lưu chưa thực hiện ngay một số cam kết, cũng như có một số điều khoản sẽ được thỏa thuận lại. Về mặt nguyên tắc, tôi cho rằng sẽ chủ yếu là bảo lưu những cam kết có liên quan tới thị trường Mỹ, áp lực cải cách từ các thỏa thuận với Mỹ.

Như vậy, TPP 11 vẫn tạo sức ép cải cách thể chế mạnh mẽ lên Việt Nam. Vì tác động của cải cách thể chế không chỉ là trực tiếp từ các cam kết, mà còn là gián tiếp. TPP 11 có những điều khoản trực tiếp yêu cầu Việt Nam phải thay đổi luật lệ, quy tắc. Tuy nhiên, tôi cho rằng những cam kết trực tiếp đó không nhiều, cũng như trường hợp của hiệp định với EU.

Tác động gián tiếp sẽ lớn hơn. Nói cách khác, muốn tận dụng được lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực canh tranh lên ngay cả khi TPP 11 không bắt buộc chúng ta phải làm như vậy”.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: TPP 11 mang lại lợi ích cho Việt Nam về thương mại, đầu tư, tăng trưởng như nhiều hiệp định thương mại tự do khác, tuy nhiên cũng đòi hỏi mức độ cạnh tranh lớn hơn, do mức độ mở cửa cao hơn. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều “vấn đề”, do thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện. Theo đó, để tận dụng được cơ hội, đòi hỏi Chính phủ và các DN cần phải nỗ lực rất lớn. Trong đó, Chính phủ nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và khu vực, DN cần nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho khoa học - công nghệ…

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: TPP 11 không chỉ đơn thuần là sự khác biệt về số thành viên mà các Bộ trưởng đã thống nhất cao quan điểm duy trì TPP 11 với chất lượng cao, mang tính toàn diện và có tiêu chuẩn cao trên cơ sở cân bằng lợi ích các nước thành viên, có tính đến trình độ phát triển của các nước.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).