Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ bằng UAV siêu rẻ

Tại Triển lãm hàng không MAKS 2017, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế là nhà cung cấp UAV lớn nhất toàn cầu khi giới thiệu Wing Loong.

Sau khi máy bay không người lái (UAV) Dực Long II (Yilong II, phiên bản xuất khẩu còn gọi là Wing Loong) của Trung Quốc do Tập đoàn Chengtu Aviation Industry Corporation (CAIG) sản xuất thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên, dòng máy bay này đã được đưa đến giới thiệu tại MAKS 2017.

Chuyến bay của phiên bản nâng cấp thứ 2 của Yi Long làm cho giới chức lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc hy vọng sẽ tăng cường hơn nữa vị thế của mình trong thị trường xuất khẩu vũ khí, đặc biệt là máy bay không người lái ở Trung Đông, Trung Á và tại những thị trường vốn được coi là của Mỹ.

Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ bằng UAV siêu rẻ - Hình 1

UAV Wing Loong tại Triển lãm hàng không MAKS 2017.

Theo nhận định của một số chuyên gia, Bắc Kinh hiện đang là nhà cung ứng máy bay không người lái lớn nhất toàn cầu. Mặc dù công nghệ máy bay không người lái lạc hậu hơn nhiều so với Mỹ và Israel, nhưng Trung Quốc vẫn thu hút ngày càng nhiều khách hàng nước ngoài.

Trung Quốc đã bán nhiều loại máy bay không người lái quân sự khác nhau cho 9 quốc gia, trong đó có không ít đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia, UAE, Pakistan, Ai Cập và Nigeria. Chỉ trong năm 2014, Trung Quốc đã xuất khẩu 5 máy bay không người lái cho Nigeria.

Công ty nghiên cứu thị trường (Forecast International) cho biết, giá trị sản xuất máy bay quân dụng không người lái toàn cầu năm 2014 là 942 triệu USD (5,84 tỷ nhân dân tệ), và dự đoán, đến năm 2023 con số này sẽ tăng lên tới 2,3 tỷ USD (14,268 tỷ nhân dân tệ).

Công ty này dự đoán, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ đối với nhà chế tạo máy bay không người lái lớn nhất Trung Quốc là Công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), công ty này sẽ trở thành nhà chế tạo máy bay quân dụng không người lái lớn nhất thế giới vào năm 2023.

Các chuyên gia quân sự đánh giá, máy bay không người lái của Mỹ thuộc loại MALE hiện tại bỏ xa đáng kể trước sản phẩm tương ứng của Trung Quốc về đặc điểm chiến thuật và tính năng kỹ thuật, lại đã từng chứng tỏ khả năng qua rất nhiều phi vụ tấn công khủng bố ở Yemen hay Pakisstan, Afghnistan…

Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn có một số điều kiện hạn chế trong việc xuất khẩu những phương tiện chiến đấu này. Nước mua vũ khí của Mỹ phải luôn luôn đáp ứng được một loạt yêu cầu chính trị và một số điều kiện khắt khe quá, đôi khi khiến họ không hài lòng.

Ngoài ra, máy bay không người lái Yi Long I do AVIC nghiên cứu chế tạo chỉ bán với giá 1 triệu USD, trong khi đó, máy bay không người lái MQ-9 Reaper do Mỹ nghiên cứu chế tạo bán với giá khoảng 30 triệu USD.

Vì vậy, ngày càng nhiều các nước Trung Đông, châu Phi và Trung Á bày tỏ mong muốn mua thiết bị bay không người lái quân sự của Bắc Kinh bởi mặc dù chưa rõ về chất lượng nhưng các UCAV của Trung Quốc như Yi long I và Rainbow (Cầu Vồng) CH-4 có giá rất rẻ.

Nhờ các loại vũ khí giá rẻ, cung cấp vô điều kiện, lại có thể cho vay tiền không lãi để mua, Trung Quốc đã củng cố vị trí của mình trong thị trường Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan, Iraq, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nigeria và có thể là cả Algeria.

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận ​rằng, các thiết bị bay trinh sát và tấn công không người lái này đóng vai trò trọng tâm trong chiến thuật hiện đại chống khủng bố và phong trào nổi dậy, vì vậy việc xuất khẩu chúng có ý nghĩa chính trị to lớn.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh xuất khẩu UAV còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn cho Trung Quốc. Thông qua chiến lược "ngoại giao UAV" này, Bắc Kinh cũng đã mở rộng được phạm vi ảnh hưởng của mình ra khắp nơi trên thế giới, trong đó đã "mua chuộc" được không ít đồng minh của Washington như Saudi Arabia, Pakistan…

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng, nếu không kịp thời điều chỉnh lại các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí thì Mỹ không chỉ bị Trung Quốc cướp mất thị phần vũ khí trên thế giới, mà có thể còn bị suy giảm ảnh hưởng ở các khu vực châu Á và châu Phi, thậm chí là mất cả đồng minh.

Tuấn Vũ - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định
Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định

Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã cổ phiếu AAA - sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với doanh thu thuần giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, còn 2.900 tỷ đồng.

Công ty Bidiphar phấn đấu tăng vốn điều lệ 25%
Công ty Bidiphar phấn đấu tăng vốn điều lệ 25%

Tại 498 Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra Đại hội Cổ đông Công ty CP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đại hội xác định mục tiêu: Phấn đấu đạt vốn điều lệ tăng 25%; doanh thu tăng 15%...

Cử tri An Giang đề nghị Trung ương có giải pháp căn cơ lâu dài về mặn xâm nhập, hạn hán
Cử tri An Giang đề nghị Trung ương có giải pháp căn cơ lâu dài về mặn xâm nhập, hạn hán

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, tỉnh An Giang cần nắm bắt thời cơ, tận dụng thế mạnh sẵn có để phát triển lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo nhanh, hiệu quả và bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên
Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Trong thời gian tới, các tỉnh vùng Tây Nguyên cần liên kết với nhau để cùng thống nhất đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực cho từng nhóm sản phẩm của vùng, từ đó xác định các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp để khai thác các giá trị sản phẩm tốt nhất.

Tranh thủ nghỉ lễ kéo dài, môi giới bất động sản "ráo riết" săn đón khách mua nhà
Tranh thủ nghỉ lễ kéo dài, môi giới bất động sản "ráo riết" săn đón khách mua nhà

Bỏ qua những chuyến đi du lịch cùng gia đình, nhiều môi giới bất động sản tận dụng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày để 'chăm sóc' chu đáo khách muốn mua nhà.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Có hơn 90 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia
Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Có hơn 90 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia

Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu, Tăng trưởng và Năng lượng cho Phát triển” tại Riyadh có khoảng 1.000 đại biểu đại diện cho 92 quốc gia và một số tổ chức quốc tế tham dự.