Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Từ 20/10, sẽ tiến hành xử phạt 1 triệu đồng đối với người bán thức ăn bằng tay trần

Chính phủ đưa ra quy định nâng mức xử phạt nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đơn cử, người bán thức ăn đường phố để tay trần tiếp xúc thức ăn sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

Từ 20/10, sẽ tiến hành xử phạt 1 triệu đồng đối với người bán thức ăn bằng tay trần - Hình 1

Ảnh minh họa

Từ 20/10, Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực, thay thế cho Nghị định số 178/2013 của Chính phủ. Nghị định mới bãi bỏ hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo, giữ lại duy nhất một hình thức là phạt tiền.

Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:  Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng với một trong các hành vi: Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn; Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Ngoài ra, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại hoặc có chất, dược chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hằng Vương

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu, EU lo bị lộ những gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu, EU lo bị lộ những gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Theo kế hoạch, người đứng đầu Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ gặp ông Tập và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris để thảo luận về mối quan hệ với Trung Quốc.

Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh, đơn vị này vừa phát hiện và tiêu hủy 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cựu Tổng thống Donald Trump "úp mở" kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột
Cựu Tổng thống Donald Trump "úp mở" kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Tờ Telegraph dẫn một nguồn tin thân cận với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay, ông Trump có kế hoạch chi tiết về cách giải quyết xung đột Ukraine một cách hòa bình, nhưng sẽ không tiết lộ kế hoạch này trước cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nội dung bản quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có thể tập trung vào 3 từ: đột phá, tiên phong và liên kết - đột phá từ tư duy, tầm nhìn đến tổ chức thực hiện; tiên phong, đi đầu trong đổi mới và cải cách; và liên kết vùng chặt chẽ để tận dụng hết lợi thế, tiềm năng.

Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện
Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Tổng công ty Điện lực Hà Nội và chính quyền quận Hà Đông, Công ty Điện lực Hà Đông luôn cải tiến - nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn...

Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội
Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành và đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo hoạt động điều hành trong thời gian tới.