Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vấn nạn buôn lậu vùng biên và những cuộc mưu sinh…

Đến khu vực Cốc Nam (Văn Lãng, Lạng Sơn), hình ảnh không ai có thể quên đó là đoàn người ở mọi lứa tuổi lầm lũi bám núi trèo lên, tụt xuống, vác bao hàng nặng hơn cả cơ thể… Vì miếng cơm manh áo, nhiều người dân ngày đêm liều mạng vác hàng lậu qua đường mòn, lối tắt dọc biên giới.

THCL Đến khu vực Cốc Nam (Văn Lãng, Lạng Sơn), hình ảnh không ai có thể quên đó là đoàn người ở mọi lứa tuổi lầm lũi bám núi trèo lên, tụt xuống, vác bao hàng nặng hơn cả cơ thể… Vì miếng cơm manh áo, nhiều người dân ngày đêm liều mạng vác hàng lậu qua đường mòn, lối tắt dọc biên giới.

Vấn nạn buôn lậu vùng biên và những cuộc mưu sinh… - Hình 1

Hàng hóa bị bắt giữ

Nỗi niềm người mang vác thuê

Có mặt tại cửa khẩu Cốc Nam, xã Tân Mỹ (Văn Lãng) vào những ngày cuối đông, cái nắng không hề nóng làm cho nơi đây trải một màu vàng nhạt kéo dài từ chân núi đến tận trời cao.

Đứng tại trụ sở Chi cục Hải quan Cốc Nam, tôi rùng mình khi nhìn thấy đoàn người nối đuôi nhau, thoắt ẩn thoắt hiện, di chuyển trên vách núi chênh vênh (do mang vác hàng hóa đi lại nhiều trở nên mòn, còn được gọi là đường mòn, lối tắt vùng biên - theo lời của một cán bộ công tác tại cửa khẩu Cốc Nam).

Cảnh vật đượm buồn! Bởi núi đá chênh vênh kia, nhìn thôi cũng phải vút tầm mắt mới thấy được trọn khung cảnh. Xa xa, những con người bé nhỏ đang miệt mài, vác tải hàng to, nặng hơn cả khối lượng cơ thể mò mẫm, lầm lũi đi. Cảnh tượng đó đối lập với vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.

Thoáng thấy tôi buồn, ông Trần Văn Nghĩa, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam cho biết: Ở đây, có những con người quanh năm, ngày đêm, dù nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè đều cõng hàng thuê để mưu sinh.

Một trong những phương thức của buôn lậu vẫn là chủ lô hàng thuê người mang vác hàng qua biên giới. Việc này gây khó khăn cho công tác chống buôn lậu. Tuy nhiên, khó khăn bao nhiêu, chúng ta lại càng thấm sự nhọc nhằn, hiểm nguy của người dân vác hàng thuê.

Ở đây, nhiều bà con đi vác hàng thuê, có người bị liệt nằm trên giường, tàn tật... Đây chính là hậu quả của việc buôn lậu, nhưng xuất phát từ miếng cơm manh áo, vì mưu sinh mà những người này bất chấp cả nguy hiểm, tính mạng để làm.

Càng xót xa khi nghe nữ phu vác hàng thuê ở Cốc Nam nói: “Trên đường vác hàng, bước trật chân, ngã lăn cả người và hàng là chuyện thường. Việc trượt ngã xuống núi lúc nửa đêm như cơm bữa, nhất là vào ngày mưa gió, may mắn vướng, bám vào gốc cây rừng; có người rơi xuống chân núi chết tại chỗ; có người cụt chân, cụt tay…”.

Buôn lậu diễn biến phức tạp

Tỉnh Lạng Sơn được xác định là địa bàn phức tạp về buôn lậu tại tuyến biên giới phía Bắc.

Một yếu tố góp phần làm cho tình hình buôn lậu trên địa bàn Lạng Sơn trở nên rất khó kiểm soát chính là sự đa dạng, phức tạp của chủng loại mặt hàng lậu. Tùy vào nhu cầu của thị trường trong từng thời kỳ, cũng như lợi nhuận thu được mà các đối tượng tập trung buôn lậu những mặt hàng khác nhau.

Vấn nạn buôn lậu vùng biên và những cuộc mưu sinh… - Hình 2

Đội quân vác hàng lậu khu vực xã Tân Mỹ (Văn Lãng)

Sự phức tạp trong hoạt động buôn lậu ở Lạng Sơn thể hiện rất rõ ở đối tượng buôn lậu. Số vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu có đông người, nhiều phương tiện tham gia không ngừng tăng, nhưng số vụ xử lý bằng hình sự lại rất ít. Đối tượng buôn lậu dùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chia hoạt động buôn lậu thành nhiều công đoạn...

Hiện nay, hàng lậu luôn được khoán cho đối tượng vận chuyển (mất phải đền bằng giá trị hàng lậu và chịu thêm tiền phạt) nên chúng luôn chống đối lại rất quyết liệt khi bị bắt hàng. Chủ hàng còn sử dụng “đội quân ăn vạ” gồm trẻ em, người già, phụ nữ, thương binh, đối tượng nghiện, bị nhiễm HIV... áp tải hàng, gây tâm lý e ngại cho các lực lượng chức năng. Có thể nói, đấu tranh chống buôn lậu ở Lạng Sơn phần nào bị biến thành cuộc đấu tranh với đối tượng vận chuyển hàng thuê, với cửu vạn ở khu vực đường biên.

Các đối tượng buôn lậu cũng triệt để lợi dụng chính sách cho phép cư dân biên giới được mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới miễn thuế nhập khẩu với giá trị hàng hóa không quá 2.000.000 đồng/người/ngày/lượt nhằm hợp thức hàng lậu.

Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 389 tỉnh Lạng Sơn, Nguyễn Công Trưởng cho biết: Quan điểm chỉ đạo của tỉnh là quyết liệt phòng chống các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng lậu, đặc biệt ở các địa bàn Tân Thanh, Cốc Nam, Hữu Nghị... Tại khu vực biên giới, tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng bộ đội biên phòng, hải quan cần phối hợp, kiểm soát chặt chẽ, lập lán chốt chặn không cho người xuất nhập cảnh trái phép bằng các đường mòn, lối mở; đối với những địa bàn hiểm trở không thể lập lán, cần phải rà soát từng địa điểm cụ thể, dựng hàng rào dây thép gai nhiều lớp để ngăn chặn không cho người qua lại.

Cần chính sách ưu đãi đặc biệt

Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam: “Do cuộc sống còn khó khăn, các cửa khẩu trong địa bàn được mở và thông thương, người dân vùng biên có thêm một nghề để mưu sinh - vác hàng thuê.

Để hạn chế tối đa việc người dân vác hàng lậu, công tác chống buôn lậu ở Lạng Sơn nói riêng và ở các tỉnh biên giới nói chung mang lại hiệu quả, cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, quan trọng nhất là giải quyết công ăn việc làm cho người dân; có chính sách ưu đãi đặc biệt cho bà con dân tộc thiểu số. Nếu không làm được việc này thì sẽ còn nhiều người bất chấp hiểm nguy vác hàng lậu…”.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân, đặc biệt là cư dân ở khu vực biên giới về trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu. Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tuyên truyền vận động để người dân phát hiện, cung cấp thông tin về buôn lậu; khuyến khích, động viên và khen thưởng kịp thời những người tích cực tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Mặt khác, lực lượng công an cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các phường, xã, thị trấn tổ chức cho người dân ký và thực hiện tốt cam kết không xuất nhập cảnh trái phép, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, không tham gia chứa chấp, vận chuyển hàng lậu.

Tăng cường hơn nữa về lực lượng, phương tiện và kinh phí cho các lực lượng chức năng chống buôn lậu (hải quan, công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, thuế...) Có cơ chế trích một phần tiền thu được từ công tác chống buôn lậu để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chống buôn lậu như máy soi hàng, bộ đàm, xe ô tô, xe máy cơ động trên địa hình phức tạp, lều bạt, chó nghiệp vụ…

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt cơ chế phối hợp các lực lượng của tỉnh trong đấu tranh chống buôn lậu. Trong đó, cần phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi địa bàn, biện pháp công tác theo thẩm quyền của từng lực lượng, không để xảy ra tình trạng lấn sân hoặc bỏ trống địa bàn. Và công tác đấu tranh chống buôn lậu phải nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất và quyết liệt hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền, trực tiếp là BCĐ 389 tỉnh Lạng Sơn.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Lai Châu khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong chuyên án bán vàng giả
Lai Châu khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong chuyên án bán vàng giả

Ngày 23/4, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chuyên án 0424V, bắt giữ nhiều đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thu giữ một thỏi vàng giả, 350 triệu đồng và nhiều tang vật khác.

Bảo vệ môi trường, quản lý và phát triển du lịch là chuyên đề được đưa vào giám sát, giám sát tối cao của Quốc hội
Bảo vệ môi trường, quản lý và phát triển du lịch là chuyên đề được đưa vào giám sát, giám sát tối cao của Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội giám sát tối cao 1 chuyên đề tại Kỳ họp thứ 9 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề tại phiên họp tháng 8/2025.

Năm 2024 nhà Khang Điền đặt mục tiêu doanh thu 3.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 790 tỷ đồng
Năm 2024 nhà Khang Điền đặt mục tiêu doanh thu 3.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 790 tỷ đồng

Ngày 23/04/2024, Tập đoàn Khang Điền (KDH) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 tại Khách sạn Lotte Saigon, quận 1, TP. HCM. Tại Đại hội, các cổ đông của KDH đã thông qua tất cả nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh năm 2023 và kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Tất cả các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ 1/10 tới đây?
Tất cả các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ 1/10 tới đây?

Ngày 23/4, trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Đường cao tốc Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải cho biết, nội dung này có trong dự thảo Luật Đường bộ (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 7 sắp tới.

Điểm tên các quốc gia sản xuất năng lượng hạt nhân lớn
Điểm tên các quốc gia sản xuất năng lượng hạt nhân lớn

Châu Phi, Châu Đại Dương không có quốc gia nào góp mặt trong số các quốc gia sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới. Mỹ có sản lượng năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới, nhiều gấp hơn hai lần so với Trung Quốc và Pháp cộng lại.

Hai doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng, giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng
Hai doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng, giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng

Trong số 12 ngân hàng, doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng hôm nay, có 2 đơn vị trúng thầu, khối lượng 3.400 lượng vàng.