Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

VATAP: Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái

Sáng 29/11/2018, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội.

Tham dự hội nghị, có ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đại diện Tổng cục Hải quan, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Sở hữu trí tuệ, ông Trần Giang Khuê – Cục Sở Hữu trí tuệ, lãnh đạo các sở công thương, quản lý thị trường các đại phương; các doanh nghiệp và nhiều cơ quan báo chí, truyền hình…

Năm 2007, Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); cũng trong năm, theo đề nghị của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), Chính phủ đã đồng ý chọn ngày 29/11 hằng năm làm ngày Phòng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp đối với công tác đấu tranh phòng chống hàng giả trong bối cảnh nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, quy mô sản xuất ngày càng lớn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

VATAP: Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái - Hình 1

Ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam

Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đồng thời, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh tế thương mại ngày càng mạnh mẽ. Nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, dự báo vẫn diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phương thức hoạt động luôn thay đổi và mang nhiều yếu tố nước ngoài... Điều đó, đòi hỏi công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần phải quyết liệt, đồng bộ và có nhiều giải pháp hữu hiệu hơn.

Tại hội nghị, ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hơn 10 năm qua, Hiệp hội luôn bám sát chỉ đạo để định hướng hoạt động của mình; Hiệp hội đã chuyển hàng trăm hồ sơ về hàng giả, hàng nhái của doanh nghiệp hội viên tới các cơ quan thực thi để can thiệp, xử lý.

Hiệp hội đề nghị các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các quy trình, thủ tục xử lý các xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng thực thi và giữa lực lượng thực thi với doanh nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Hiệp hội kêu gọi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hội viên nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật, nâng cao ý thức tự bảo vệ thương hiệu sản phẩm, hàng hóa của mình, đảm bảo chất lượng đối với công bố, chịu trách nhiệm trước pháp luật, sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp mình sản xuất, kinh doanh, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu".

Phát biểu tại hội nghị, ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết: “Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 3.007 vụ việc sản xuất, kinh doanh  hàng giả, hàng nhái. Số vụ việc đang giảm dần, tuy nhiên, những kết quả này chưa tương xứng với thực tế diễn ra".

"Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp, cả về quy mô tính chất và địa bàn, các mặt hàng hết sức đa dạng từ đồ ăn, thức uống, đến hàng hóa chất lượng cao như đồ điện tử, thậm chí tem chống hàng giả cũng bị làm giả…”, ông Thế nhấn mạnh.

VATAP: Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái - Hình 2

Ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

Nhằm chủ động phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm, ông Đàm Thanh Thế đề xuất một số giải pháp:

“Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao ý thức người dân không tiếp tay mua bán, sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng trên từng địa bàn, các cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất hàng hóa phải chủ động xây dựng những giải pháp chống hàng giả, bảo vệ sản phẩm của mình. Nếu phát hiện sản phẩm bị xâm hại, phải chủ động phối hợp với lực lượng chức năng để ngăn chặn.

Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam phối hợp với các hiệp hội ngành nghề, đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phổ biến, hướng dẫn pháp luật, xây dựng các giải pháp bảo vệ thương hiệu, phối hợp giữa ban chỉ đạo 389 các bộ, ban, ngành, địa phương, nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật, kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm tạo hành lang pháp lý cho các lực lượng chức năng, khi thi hành công vụ".

VATAP: Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái - Hình 3

Quang cảnh hội nghị

Trong công cuộc chống hàng giả, hàng nhái, công tác tuyên truyền luôn đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam kiến nghị các cơ quan tham gia tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các chế tài xử lý vi phạm để nâng cao ý thức phòng ngừa, đấu tranh chống lại nạn hàng giả, hàng nhái...

Các phát biểu, tham luận của nhiều doanh nghiệp tại hội nghị đều bày tỏ tinh thân chung tay chống hàng giả, hàng nhái; Các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Rất nhiều kiến nghị của doanh nghiệp sẽ được Hiệp hội tổng hợp, kiến nghị các cơ quan chức năng và Chính phủ để có hành động thiết thực chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam. 

Trang Nguyễn 

Bài liên quan

Tin mới

Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?
Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Trần Việt Hòa cho biết, thời gian qua nhiều nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và khách hàng sử dụng điện bày tỏ sự quan tâm tham gia cơ chế DPPA và mong muốn Chính phủ Việt Nam sớm ban hành cơ chế này.

Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép
Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết: Đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một vụ vận chuyển hàng hóa trái phép với số lượng lớn. Theo đó, 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép đã bị tạm giữ.

Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có trên 32.000 phương tiện xe ô tô các loại nhưng các điểm, bãi đỗ xe mới đáp ứng được khoảng 20.000 xe. Để giải quyết vấn đề thiếu bãi đỗ xe, nhiều giải pháp linh hoạt đang được thành phố tích cực triển khai.

Kiểm tra, thu giữ gần 550 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Kiểm tra, thu giữ gần 550 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Trong 2 ngày 23, 24/4, Đội Quản lý thị trường số 8 (QLTT) phối hợp với Chi cục Hải quan Hoành Mô kiểm tra, thu giữ 550 kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bốc mùi hôi.

Tỷ giá USD hôm nay 25/4: Tăng nhẹ trở lại
Tỷ giá USD hôm nay 25/4: Tăng nhẹ trở lại

Rạng sáng 25/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 1 đồng, hiện ở mức 24.274 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,15%, đạt mốc 105,82.

Giá cà phê hôm nay 25/4: Vượt mốc 130.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 25/4: Vượt mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 25/4 tiếp tục tăng, trong khoảng 131.500 - 131.500 đồng/kg.