Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

VCCI kiến nghị cân nhắc việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.

Cụ thể, Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch quy định tại Thông tư số 44/2020/TT-BCT.

Lý giải về cơ sở thực tế ban hành Thông tư 44/2020/TT-BCT, Bộ Công Thương cho rằng, có thông tin về việc một số doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ này xuất hiện trong tình hình dịch bệnh dẫn đến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tăng cao. 

VCCI đề nghị cân nhắc việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế
VCCI đề nghị cân nhắc việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế. (Ảnh: minh họa)

Hơn nữa, Bộ Công Thương nhận định rằng, diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chưa thể sớm kiểm soát, vẫn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp. Do vậy, dự thảo tiếp tục sử dụng biện pháp tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này.

Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch; đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo được xây dựng xuất phát từ việc Bộ Công Thương cho rằng, có việc một số doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ này xuất hiện trong tình hình dịch bệnh dẫn đến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tăng cao.

VCCI lưu ý, việc ban hành các quy định như trong dự thảo là biện pháp can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, buôn lậu, gian lận thương mại một mặt hàng nào đó xảy ra phụ thuộc vào lợi nhuận tiềm năng của mặt hàng đó tại một thời điểm nhất định.

Xem xét tình trạng thị trường khẩu trang năm 2021, VCCI nhận thấy có những thay đổi lớn so với năm 2020. Về cơ bản không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng diện rộng hoặc cục bộ trên thị trường hoặc ép hàng làm giá như năm 2020. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất khẩu trang, găng tay y tế đã được đảm bảo. Ngoài ra, tình hình của năm 2022, dù khó lường, nhưng đã được đảm bảo một phần nhờ việc tiêm chủng vắc xin diện rộng. Thực tế, những tuần đầu mở cửa sau giãn cách đã không ghi nhận sự đột biến nào về số lượng người nhiễm Covid-19 mới.

Từ đó, VCCI đánh giá, có cơ sở để cho rằng thị trường các mặt hàng này trong năm 2022 sẽ diễn biến không phức tạp như năm 2020, dẫn đến yếu tố thu hút hoạt động buôn lậu, chuyển tải bất hợp pháp có thể không còn.

Từ những phân tích trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc lại việc ban hành thông tư tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch, ít nhất là trong khi tình hình đã có thay đổi và chưa có đủ thông tin và số liệu thể hiện tính nghiêm trọng và nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

Nguyễn Tùng – Hoàng Dương

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Cục Thống kê Thái Nguyên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 4 nói riêng và 4 tháng đầu năm 2024 nói chung.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch.

Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024
Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm thực hiện mục tiêu thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024 để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và Nhà nước.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.

Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê tả sông Mậu Khê xuống cấp trước mùa mưa bão
Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê tả sông Mậu Khê xuống cấp trước mùa mưa bão

Tuyến đê thuộc gói thầu thi công kè chống sạt lở và hoàn thiện mặt cắt đê tả sông Mậu Khê, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hóa) vừa được thi công và đưa vào sử dụng chưa lâu. Đến nay, nhiều vị trí của tuyến đê đang xuất hiện tình trạng xuống cấp, người dân địa phương cho rằng công trình xuống cấp là do đơn vị thi công công trình không đảm bảo chất lượng.

Tuyến đường quy mô lớn nhất tỉnh Ninh Bình sẽ khai thác vào dịp 2/9
Tuyến đường quy mô lớn nhất tỉnh Ninh Bình sẽ khai thác vào dịp 2/9

Dự án tuyến đường giao thông Đông - Tây có tổng mức đầu tư trên 1.900 tỉ đồng. Đây là dự án đường giao thông có quy mô lớn nhất từ trước đến nay do tỉnh Ninh Bình phê duyệt.