Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị về thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị về thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Thị trường tiềm năng nhưng hiện cần phải thực hiện lành mạnh hóa; Nhà đầu tư cần phân tích kỹ rủi ro trước khi đầu tư.

Ngày 14/11, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra một số khuyến nghị với các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên quan đến vấn đề trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Đồng thời, Bộ này khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát. 

Khuyến nghị như sau:

TPDN là một loại sản phẩm chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của DN đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Nhà đầu tư trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất và được DN trả lãi, gốc khi trái phiếu đến hạn. Thông lệ quốc tế và pháp luật của Việt Nam đều quy định TPDN do DN phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

Ảnh minh họa internet
Vì sao, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị về thị trường trái phiếu doanh nghiệp? Ảnh minh họa internet.

TPDN không phải là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua TPDN. Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Thị trường đã phát sinh những rủi ro tiềm ẩn, các cơ quan quản lý và Bộ Tài chính đã theo sát diễn biến thị trường để hoàn thiện chính sách. Theo đó, khung pháp lý về chào bán và giao dịch TPDN đã được Quốc hội, Chính phủ quan tâm ban hành đầy đủ từ cấp luật, nghị định đến các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, có 02 loại trái phiếu là trái phiếu phát hành ra công chúng và trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Sự phát triển nhanh của thị trường TPDN cũng đã xuất hiện một số tồn tại như: Có doanh nghiệp (DN) phát hành khối lượng lớn, lãi suất cao trong khi tình hình tài chính hạn chế; một số tổ chức cung cấp dịch vụ không bảo đảm chất lượng dịch vụ; một số nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm đến lãi suất, không đánh giá đầy đủ đặc điểm, bản chất của TPDN, một bộ phận nhà đầu tư cố tình vi phạm để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Theo đó, hiện tượng các nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua TPDN phát hành riêng lẻ. Trước thực trạng này, từ năm 2019 đến nay, Bộ Tài chính đã thường xuyên thông tin về thị trường TPDN, ban hành 17 thông cáo báo chí, trong đó đã có các cảnh báo đến các DN phát hành, các chủ thể tham gia thị trường và nhà đầu tư cá nhân về các rủi ro cần lưu ý khi đầu tư TPDN.

Trước các vi phạm của DN phát hành thời gian qua, trên thị trường xảy ra hiện tượng DN tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước hạn do quan ngại DN không trả được nợ. Bộ Tài chính đề nghị các chủ thể tham gia trên thị trường cần tuân thủ quy định của pháp luật và lưu ý một số điểm.

Vì sao, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị về thị trường trái phiếu doanh nghiệp? Ảnh minh họa internet
Vì sao, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị về thị trường trái phiếu doanh nghiệp? Ảnh minh họa internet.

Đối với DN phát hành: Với nguyên tắc TPDN phát hành tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, DN phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư. Do đó, các DN phát hành có trách nhiệm phải tự cân đối dòng tiền để bảo đảm các nghĩa vụ đã cam kết với nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu.

Trường hợp có khó khăn về tình hình tài chính thì phải chủ động xây dựng phương án trả nợ cụ thể và làm việc thống nhất với các nhà đầu tư để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư, bảo đảm uy tín của DN như: Cơ cấu lại nợ, đàm phán hoán đổi trái phiếu, xử lý tài sản bảo đảm, thỏa thuận thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác của DN; trường hợp không thỏa thuận được sẽ xử lý theo quyết định của tòa án.

Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ, các tổ chức tư vấn, đại lý phát hành, đại lý lưu ký, chuyển nhượng trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác có trách nhiệm phối hợp với DN phát hành và nhà đầu tư để bảo đảm các nghĩa vụ đã ký kết cũng như bảo đảm uy tín khi cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Đối với các nhà đầu tư, khi DN phát hành có khó khăn về thanh toán, nhà đầu tư có thể chủ động làm việc với DN và tổ chức cung cấp dịch vụ để thỏa thuận thống nhất phương án xử lý phù hợp, bảo đảm quyền lợi của cả nhà đầu tư và DN phát hành.

Các nhà đầu tư cần cẩn trọng để phân tích và phân loại các trái phiếu đang sở hữu để có quyết định phù hợp, không nghe tin đồn thất thiệt. Các nhà đầu tư cá nhân khi được giới thiệu mua TPDN riêng lẻ hoặc có ý định đầu tư TPDN, nhà đầu tư cần yêu cầu tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về DN phát hành, trái phiếu. Nhà đầu tư cần đọc, hiểu và nắm rõ các quy định này tại văn kiện trái phiếu và các bản công bố thông tin của DN.

Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần hết sức lưu ý về trách nhiệm và cam kết của các tổ chức cung cấp dịch vụ. Việc các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán phân phối TPDN không có nghĩa là các tổ chức này bảo lãnh, bảo đảm cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là tổ chức cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ DN phát hành, rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của DN phát hành.

Thị trường TPDN vẫn là thị trường tiềm năng khi nhu cầu vốn của các DN trong thời gian tới cho phát triển sản xuất kinh doanh là rất lớn. Do đó, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục phát triển thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh và minh bạch. Các chủ thể tham gia thị trường TPDN cần tuân thủ quy định pháp luật.

Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nghệ An phê duyệt Khu đô thị gần 700 ha tại Diễn Châu
Nghệ An phê duyệt Khu đô thị gần 700 ha tại Diễn Châu

Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 có diện tích là 686,52ha; niên độ quy hoạch từ năm 2023 đến năm 2040...

Hiệu quả từ Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp
Hiệu quả từ Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Sau 5 năm triển khai, Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã hỗ trợ 78 mô hình kinh doanh tại tỉnh Hoà Bình và Lào Cai. Trong đó, hơn 50 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai đã được nâng cao năng lực về quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, tiếp thị bán hàng, tham gia các hội chợ thương mại, mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh.

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của Dự thảo Luật Việc làm
Một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của Dự thảo Luật Việc làm

So với Luật Việc làm năm 2013, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) - do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn...

Thừa Thiên Huế: Siết chặt quản lý thuế kinh doanh xây dựng, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh
Thừa Thiên Huế: Siết chặt quản lý thuế kinh doanh xây dựng, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh

Ngày 15/3/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND tăng cường các giải pháp khai thác nguồn thu, quản lý tốt nguồn thu từ các đơn vị có trụ sở chính khác địa bàn tỉnh, nhưng có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh...

Thái Bình tiếp tục đón dòng vốn đầu tư lớn
Thái Bình tiếp tục đón dòng vốn đầu tư lớn

Chín dự án với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng - được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, ngay trong Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Lâm Đồng: Tạm dừng bầu, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại 5 huyện, thành phố
Lâm Đồng: Tạm dừng bầu, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại 5 huyện, thành phố

Tỉnh uỷ Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu 5 huyện, thành phố tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh lãnh đạo, quản lý, trừ trường hợp khuyết người đứng đầu mà không bố trí được người phụ trách...