Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao Doanh nghiệp nhỏ 'né' dịch vụ thanh toán hiện đại?

Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ rất ngại sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại bởi không giấu được doanh thu và ảnh hưởng đến các khoản nộp thuế khác của các doanh nghiệp nhỏ. Chính vì vậy, đã là trở ngại khiến thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được kế hoạch đề ra.

Các lĩnh vực đã “phủ sóng” thanh toán điện tử

Tại Diễn đàn "Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg-Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp" diễn ra chiều 26/8, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận ở góc độ tích cực, dịch Covid-19 đang khiến chúng ta phải nhận thức lại, thay đổi nhanh hơn trong chuyển đổi số, thay đổi chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, chiến lược kênh phân phối…

Thanh toán điện tử ngày càng trở nên phổ biếnThanh toán điện tử ngày càng trở nên phổ biến

Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có 70 tổ chức tín dụng và chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán, như ví điện tử… đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet và dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.

Đặc biệt, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được kết nối với toàn bộ 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách một cách nhanh chóng, kịp thời.

Khoảng 50 ngân hàng đã hoàn thành kết nối với hệ thống nộp thuế điện tử của Tổng cục Hải quan, của Tổng cục Thuế trên 63 tỉnh/thành phố và tất cả các quận, huyện trên cả nước, với 95% số thu Hải quan được thực hiện qua ngân hàng.

Bên cạnh đó, 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện; doanh thu tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thanh toán, thu qua ngân hàng lên tới gần 90%.

Đánh giá về Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 2545/QĐ-TTg), hầu hết các chuyên gia cho rằng thanh toán không dùng tiền mặt đã mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng, tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn cao. Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG), năm 2019, gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo Chủ tịch VCCI, là do các tổ chức tài chính đều xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán riêng tại một điểm chấp nhận thanh toán, vừa gây lãng phí, vừa không tận dụng được hạ tầng chung. Các hình thức thanh toán mới như QR Code, sinh trắc học... bắt đầu phát triển nhưng chưa được quy hoạch, đánh giá để triển khai diện rộng.

Thanh toán không dùng tiền mặt là chống thất thu thuế

Theo các chuyên gia, thanh toán không dùng tiền mặt cũng tham gia góp phần chống thất thu thuế. Khi khách hàng tham gia thanh toán thông qua ngân hàng thì tất cả các khoản thu nhập hay chi phí đều được thực hiện trên tài khoản tại ngân hàng, do đó việc tính thuế và thu thuế sẽ được tiến hành chính xác và nhanh chóng hơn so với khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.

Theo TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, trong đợt dịch Covid-19 này, mua bán và thanh toán trực tuyến ngày càng phát triển, nên đây sẽ là ưu thế trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Quốc Anh nhấn mạnh: "Hơn nữa, thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần chống thất thu thuế".

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra những bất cập khi ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thu thuế.

Từ góc nhìn của người nghiên cứu quá trình triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, bà Nguyễn Thị Hải Bình, Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết: Các dịch vụ đi kèm như hóa đơn điện tử, chữ ký số còn nhiều bất cập. Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng của các khu vực vùng sâu, vùng xa chưa đồng bộ.

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách, một số chuyên gia kiến nghị Việt Nam có thể học tập theo mô hình một số quốc gia đang áp dụng rất hiệu quả như: chính sách chiết khấu một mức nào đó cho các hóa đơn khi thanh toán bằng ví điện tử, mức chiếu khấu này được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

"Một trong những giải pháp có thể xem xét đó là phí dịch vụ hóa đơn điện tử được trừ vào các phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp… Tất cả điều đó nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam", bà Bình đề xuất.

                                                                                                Cao Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nhiều hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tại dự thảo Luật Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Khi nào bỏ độc quyền vàng miếng SJC?
Khi nào bỏ độc quyền vàng miếng SJC?

Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề nghị sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý để bắt kịp với sự dịch chuyển của kinh tế thế giới nhất là trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất lao động; đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC,…

Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo
Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo

Với vai trò chủ trì xây dựng các cơ chế, chính sách chung cho hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì và mong muốn nhận được sự đồng lòng, chia sẻ của bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy sự hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo.

Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng
Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục hướng về các mức cao hơn, nhà đầu tư cần thận trọng khi giao dịch những cổ phiếu thuộc nhóm giá trị cao.

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 29/3, giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện giá heo trung binh dao động 58.000 - 62.000 đồng/kg.

Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng
Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.