Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam tăng 14 bậc, vượt Trung Quốc, Indonesia trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh

Theo Báo cáo Doing Business 2017 của WB, Việt Nam xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá, với số điểm 67,93 trên thang 100, do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam năm 2018 tăng 14 bậc so với đánh giá trong năm 2017 (82/190 nền kinh tế).

Theo đó, Với con số trên, môi trường kinh doanh của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao vì có nhiều cải thiện từ chính sách của Chính phủ, trong đó có 8/10 chỉ số của Việt Nam tăng điểm.

Cụ thể, WB đánh giá bảng xếp hạng của Việt Nam năm 2018 là ở vị trí thứ 68, đánh giá này WB khẳng định môi trường kinh doanh, thuận lợi hóa kinh doanh của Việt Nam năm 2018 cải thiện rất nhiều so với vị trí thứ 82 trong năm 2017. So sánh tương quan vị thế của Việt Nam trong các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN, Việt Nam đã vượt khá nhiều nước trong khu vực.

Việt Nam tăng 14 bậc, vượt Trung Quốc, Indonesia trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh - Hình 1

Việt Nam tăng 14 bậc, vượt Trung Quốc, Indonesia trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh (Nguồn: Doing Business 2018, WB)

Cụ thể, trong ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau 4 nước là Singapore (đứng vị trí thứ 2 thế giới về môi trường kinh doanh), Malaysia (vị trí 24), Thái Lan (vị trí 26) và Brunei Daruxalam(vị trí thứ 56). Nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp trên 6 nước còn lại của ASEAN là: Indonesia (vị trí thứ hạng 72), Philippines (113), Campuchia (135), Lào (141), Myanmar (171) và Timor - Leste (178).

Trong khu vực, các nền kinh tế hàng đầu vẫn có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, không tính Singapore (vì thuộc ASEAN), Báo cáo nhắc đến Đặc khu Hành chính Hồng Kông - Trung Quốc hiện đứng thứ 5 thế giới về sự thuận lợi kinh doanh; Vùng lãnh thổ Đài Loan đứng vị trí thứ 15 thế giới và Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 34 thế giới về độ mở kinh doanh.

Báo cáo nhận định, Việt Nam và Indonesia là hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua, trong đó mỗi nước cùng có 39 cải cách. "Hiện nay, doanh nhân tại TP.HCM chỉ mất 22 ngày và 6,5% thu nhập đầu người để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, so với 61 ngày và 31,9% thu nhập trong năm 2003", WB cho hay.

Các chỉ tiêu xếp hạng môi trường kinh doanh của WB dựa vào 10 tiêu chí đánh giá bao gồm: Thành lập doanh nghiệp, xin cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, vay vốn, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, nộp thuế, giao thương quốc tế, thực thi hợp đồng, xử lý khi mất khả năng thanh toán.

Theo Báo cáo trên, Việt Nam có 8 trên 10 chỉ số tăng điểm (trừ đăng ký tài sản và bảo vệ cổ đông thiểu số) không tăng. Trong đó, chỉ số về thuận lợi thanh toán thuế có thứ hạng nhảy vọt lên vị trí thứ 86, điểm đánh giá của chỉ số này cũng tăng cao nhất trong tất cả các chỉ số 14,78 điểm; các chỉ số tiếp cận điện năng đứng ở vị trí thứ 64, tăng hơn 6,46 điểm, chỉ số vay vốn tăng 5 điểm so với năm 2017, xếp ở vị trí thấp thứ 29.

Tuy nhiên, chỉ số đánh giá xử lý giấy phép xây dựng vẫn đứng ở vị trí thấp nhất là 20, điểm số dù có tăng nhưng thấp nhất trong các chỉ số chỉ đạt 0,14%. Hai chỉ số đăng ký tài sản và bảo vệ cổ đông thiểu số tại Việt Nam không tăng so với năm 2017.

Trong năm 2017, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với khu vực kinh tế tư nhân. Các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang được làm có hiệu quả.

Mới đây nhất, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thông qua; các chính sách kêu gọi các bộ, ngành và địa phương xóa bỏ, cắt giảm điều kiện kinh doanh, giấy phép con đã và đang được các nơi thực hiện có hiệu quả bước đầu.

Đặc biệt, ngày 30/10, Ban Nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân (Ban 4) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã được ra mắt. Nhiệm vụ của Ban 4 sẽ kết nối với Ban Nghiên cứu kinh tế của Thủ tướng, đưa ra những đề xuất để thảo luận về kinh tế tư nhân nói riêng, kinh tế nói chung từ đó đưa vào Nghị quyết của phiên họp thường kỳ để Thủ tướng chỉ đạo thực hiện thống nhất bộ ngành và địa phương.

Hà Long

Bài liên quan

Tin mới

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.

Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo

Ngày 28/3, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP. Hải P tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc
UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo chí Tocepo Đầm Thị Nại, đường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi họp báo công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề (UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh). Đây là Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.

Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.