Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Với tư cách là một thành viên của ACCP, đại diện của Việt Nam đã tham gia chủ động và hiệu quả vào việc cập nhật cho Hội nghị về tình hình công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như đóng góp ý kiến đối với nhiều hoạt động chung của Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại diện cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của 10 quốc gia thành viên ASEAN, đại diện Ban Thư ký ASEAN, đại diện của các cơ quan, tổ chức hợp tác quốc tế đến từ Đức (GIZ), Úc (ACCC) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng là cơ quan đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị.

Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch luân phiên của ACCP, bà Nurul Marha binti Mohamed -Trưởng bộ phận nghiên cứu chính sách người tiêu dùng, Bộ Nội thương và Tiêu dùng, Malaysia đã nhấn mạnh sự quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, đồng thời, đề nghị các nước thành viên tăng cường các hoạt động phối hợp để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại khu vực ASEAN, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử và vấn đề an toàn sản phẩm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tại các phiên làm việc của Hội nghị, Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên cùng nhau thảo luận về tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động chiến lược bảo vệ người tiêu dùng ASEAN 2025 (ASAPCP), đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chính của năm 2021 bao gồm việc xây dựng: Hướng dẫn của ASEAN về tiêu dùng bền vững; Các công cụ học tập từ xa và tương tác trực tuyến cho người tiêu dùng ASEAN và Hướng dẫn của ASEAN về giải quyết tranh chấp người tiêu dùng trực tuyến (ODR).

Hội nghị cũng thảo luận một số hoạt động trọng điểm của năm 2022, lắng nghe chia sẻ, góp ý từ các chuyên gia để tiếp tục hoàn thiện các báo cáo nghiên cứu cũng như xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị bảo vệ người tiêu dùng ASEAN lần thứ ba (ASEAN Consumer Protection Conference) và các khóa đào tạo sắp tới.

Trong chương trình làm việc, các nước thành viên ASEAN cũng tham gia họp Ban chỉ đạo dự án (PSC) lần thứ 6 cho Dự án hợp tác ASEAN-Đức trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tư pháp và Bảo vệ Người tiêu dùng Đức (BMJV) cùng với đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã cùng nhau điểm lại một số hoạt động hợp tác nổi bật về chính sách pháp luật đối với các công nghệ mới và thúc đẩy quyền tự quyết của người tiêu dùng trong các giao dịch mua sắm trực tuyến trong thời gian qua.

Cũng trong chuỗi Cuộc họp, các nước thành viên ASEAN và đại diện Ban Dự án thuộc Chương trình Phát triển các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng (CAP) trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do khu vực ASEAN – Úc – NewZealand (AANZFTA) đã có cuộc họp lần thứ hai. Cuộc họp nhằm tổng kết các hoạt động trong khuôn khổ Dự án CAP giai đoạn I cũng như trao đổi về phương hướng triển khai các hoạt động trong giai đoạn II. Trong thời gian tới, CAP dự kiến sẽ hỗ trợ ACCP các hoạt động trong 04 nhóm lĩnh vực bao gồm: Hoàn thiện, củng cố pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các nước thành viên ASEAN; Nâng cao năng lực cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Đẩy mạnh việc hợp tác trong và ngoài nước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng; Tăng cường các hoạt động phối hợp trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và pháp luật cạnh tranh.

Hội nghị trực tuyến lần thứ 23 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN và một số cuộc họp liên quan khác đã diễn ra thành công. Với tư cách là một thành viên của ACCP, đại diện của Việt Nam đã tham gia chủ động và hiệu quả vào việc cập nhật cho Hội nghị về tình hình công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như đóng góp ý kiến đối với nhiều hoạt động chung của Hội nghị.

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.

Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh
Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.

Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm
Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) cho biết: Qua gần 62 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, từ các thế hệ tiền nhiệm cho đến hiện tại đều nhất quán chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.