Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vinh Long: Sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng do nạn khai thác cát trái phép?

Tình trạng sạt lở bờ sông đang diễn ra hết sức phức tạp tại 13 tỉnh thành thuộc khu vực ĐBSCL. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng tại Vĩnh Long, đã có đoạn sạt lở dài tới 50 m, sâu vào đất liền 5 m, làm nhiều căn nhà bị sụp xuống sông gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Nạn khai thác cát trái phép vẫn tràn lan

Tỉnh Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi, kênh mương dày đặc với 4.396 tuyến kênh, tổng chiều dài 5.331 km. Đặc biệt tỉnh này nằm giữa hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, thời gian qua do ảnh hưởng của dòng chảy, thủy triều và  nhất là hoạt động khai thác cát, khiến tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long, tổng trữ lượng cát sông trên địa bàn tỉnh là 125,2 triệu m3. Tỉnh hiện có hai giấy phép thăm dò cát sông và 31 giấy phép khai thác cát sông còn hiệu lực (trong đó có hai mỏ chưa hoạt động); tổng trữ lượng cấp phép của 31 mỏ đang khai thác là 32,83 triệu m3, công suất được phép khai thác hằng năm là 4,2 triệu m3/năm. Thực tế, khai thác cát hằng năm trên các sông, hiện đạt sản lượng từ 3 triệu đến 3,5 triệu m3/năm, đạt 71,43% công suất được phép khai thác.

Vinh Long: Sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng do nạn khai thác cát trái phép? - Hình 1

Bắt giữ 2 sà lan khai thác cát trái phép trên sông Tiền

Từ đầu năm 2018 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra, phát hiện 150 trường hợp vi phạm trái phép quy định khai thác cát sông, tăng 1,7 lần so với năm 2017, lập biên bản, xử phạt gần hai tỷ đồng. Tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra nhiều nhất trên địa bàn các huyện Long Hồ, Mang Thít và Vũng Liêm... Đây là vấn đề bức xúc đối với người dân, nhất là những hộ dân sống gần khu vực có mỏ cát.

Để ngăn chặn tình trạng này, tỉnh đã thành lập các chốt kiểm tra trên sông Tiền, sông Cổ Chiên và sông Hậu; tăng cường các tổ công tác liên ngành để phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Trước đó, cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện sà lan mang số hiệu TG - 13897, do ông Lê Anh Thư, ngụ ấp Phú Thành 3, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ điều khiển. Chiếc sà lan thứ hai không có số hiệu do ông Nguyễn Văn Tính, ngụ ấp An Phước, xã An Thới, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre điều khiển. Cả 2 chiếc sà lan này đang hoạt động hút cát trái phép trên sông Tiền, thuộc thủy phận ấp Phú Thạnh 4, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ. Mỗi chiếc sà lan có tải trọng trên 100 tấn…

Tuy nhiên, hoạt động khai thác cát trái phép vẫn diễn ra phức tạp và gia tăng, chủ yếu tại địa bàn giáp ranh với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh. Hình thức khai thác trái phép thường bằng ghe bơm hút cát, hoạt động vào ban đêm hoặc ngày nghỉ, thời điểm lực lượng chức năng khó giám sát, kiểm tra, tiếp cận các phương tiện vi phạm: Thủ đoạn của một số đối tượng vi phạm ngày càng nguy hiểm và manh động khi đối phó với cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sau khi được cấp phép, còn khai thác chưa đúng vị trí, chưa thực hiện nghiêm các quy định về thả phao, cắm mốc khu vực khai thác; việc quản lý khối lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp còn gặp khó khăn.

Hàng loạt điểm sạt lở nghiêm trọng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh đã đến mức báo động. Năm 2016, toàn tỉnh có 95 tuyến/điểm sạt lở, làm mất 13.160 m bờ sông, kênh, rạch kèm theo nhiều đê bao, đường giao thông nông thôn, làm mất 28.728 m2 đất, 105 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp, ước thiệt hại 11,7 tỷ đồng. Năm 2017, có 125 điểm sạt lở trên chiều dài 11.822 m bờ sông, kênh, rạch, diện tích đất bị mất là 35.468 m2, 859 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp, thiệt hại 17,6 tỷ đồng... Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh tiếp tục xảy ra hàng trăm điểm sạt lở, trong đó riêng đợt triều cường tháng 10 vừa qua đã làm 159 tuyến đê bao bị vỡ với chiều dài gần 5 km và 227 tuyến bị ngập tràn với tổng chiều dài hơn 247 km; có 62 cống đập bị vỡ và 53 đập bị ngập, làm 2.065 ha cây ăn trái bị ngập, 903 ha lúa bị giảm năng suất, 7.596 căn nhà bị ngập.Vinh Long: Sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng do nạn khai thác cát trái phép? - Hình 2

Người dân bức xúc vì điểm sạt lở trước nhà chưa được khắc phục.

Ngay tại khóm 1, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh nơi từng xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến hai căn nhà đã bị trôi xuống sông, 19 căn khác bị sạt lở một phần. Vụ sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 10m, dài 20m dọc bờ sông, tạo ra hố xoáy rất nguy hiểm. Và  hàng chục nhà dân vẫn tiếp tục có dấu hiệu bị rạn nứt tường, nền nhà.  Chính quyền địa phương đã khắc phục bằng cách thuê nhà trọ cho người dân ở tạm, tuy nhiên vì mưu sinh, người dân lại quay về nhà cũ…

Theo ông  Nguyễn Vương Khánh, Trưởng Phòng Kinh tế kiêm Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai (PCTT) thị xã Bình Minh cho biết, nguyên nhân việc chưa thể làm kè tại khu vực sạt lở ở phường Thành Phước là do nền đất nơi đây chưa ổn định, không thể thi công. Hiện, tỉnh Vĩnh Long đã thống nhất làm kè tạm thời khu vực này, sẽ thực hiện trong thời gian sớm nhất. Ông Khánh cũng cho biết, trước mắt chỉ có di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở an toàn, tránh nguy hiểm. Việc xây dựng bờ kè kiên cố lại tốn khoảng 200 tỷ đồng, chỉ biết trông chờ vào tỉnh và Trung ương.

Hiện, trên toàn tỉnh Vĩnh Long,  có 13 khu vực nguy cơ sạt lở cao gồm: ba điểm trên sông Tiền, bốn điểm trên sông Cổ Chiên, một điểm trên sông Pang Tra, ba điểm trên sông Hậu và hai điểm trên sông Măng... Toàn tỉnh còn có khoảng 47 tuyến kênh, đê bao có nguy cơ xảy ra sạt lở, tổng chiều dài 41,35 km, ảnh hưởng đến gần 1.000 hộ dân.

Theo ông Lưu Nhuận, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT tỉnh Vĩnh Long cho biết, từ năm 2000 đến nay, từ nguồn ngân sách của tỉnh và Trung ương đầu tư, tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng 20 công trình kè kiên cố chống sạt lở bờ sông (kết hợp chỉnh trang đô thị), bảo vệ 27,55 km bờ sông, rạch bị sạt lở. Về nội đồng, hằng năm tỉnh bố trí hàng trăm tỷ đồng (bằng nhiều nguồn) để đầu tư công trình giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất, trong đó nạo vét kênh mương, xây dựng đê bao cống đập, khơi thông luồng lạch.

Từ nhiều năm qua, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Long duy trì hai giải pháp phòng, chống sạt lở là phi công trình và công trình. Những giải pháp phi công trình như: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về tác hại và các giải pháp phòng, tránh, xử lý sạt lở bờ sông, kênh, rạch; theo dõi diễn biến sạt lở về: Quy mô, cường độ, hướng dịch chuyển theo định kỳ hằng năm, hằng tháng. Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát xói lở theo địa bàn huyện, tỉnh bao gồm cả bản đồ hiện trạng, bản đồ dự báo, cảnh báo khả năng xảy ra sạt lở; tổ chức cắm biển cảnh báo các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở cao để có các biện pháp thích hợp phòng tránh hoặc giảm thiệt hại, nhằm bố trí hợp lý các điểm dân cư, các công trình dân sinh, kinh tế; di dời dân ra khỏi khu vực đang xảy ra sạt lở; sử dụng lục bình, trồng bần, dừa nước để chắn sóng, chống xói lở bờ... Thường xuyên kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn khai thác cát, xây dựng công trình, nhà cửa... trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, kênh, rạch.

Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng
Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến - kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) mở rộng nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch.

Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Tính đến tháng 4/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 66.614 giấy khám sức khỏe được liên thông qua cổng thông tin tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT để phục vụ việc cấp bằng lái xe thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024
Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024

Dịp Lễ 30/4, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm đến sôi động hàng đầu Miền Bắc, với chuỗi sự kiện quy mô, hoành tráng, nổi bật nhất là sự kiện khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu”, sẽ diễn ra tối 27/4.

2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm
2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm

Theo thông tin từ PGBank, ông Nguyễn Thành Tô, Phó Tổng giám đốc PGBank và ông Nguyễn Thành Lâm, Thành viên HĐQT độc lập đều cùng xin từ nhiệm với lý do cá nhân.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu

Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đề nghị phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện nhiệm vụ, giải pháp bình ổn và quản lý thị trường vàng được giao tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.