Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Khai thác cát trên sông Hồng khiến người dân 'bất an'

Việc tổ chức khai thác cát trên sông Hồng của Công ty Cổ phần TMS Khoáng sản và VLXD (nay là Công ty TNHH An Thịnh Vĩnh Lạc) đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân.

Người dân “hoang mang”

Báo Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh của hàng trăm lao động đang làm việc tại khu trang trại, chăn nuôi sản xuất tại tuyến bãi nổi sông Hồng thuộc xã Phương Độ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Thời gian gần đây, tất cả những người lao động làm việc tại đây luôn sống trong tâm trạng lo âu bởi nguy cơ sạt lở bãi nổi do Công ty Cổ phần TMS Khoáng sản và VLXD (Công ty TMS) dùng máy móc khơi luồng lớn từ sông Hồng tiến sâu vào trong bãi nổi hàng chục mét để hút cát sông Hồng.

Theo đơn phản ánh, năm 2011, UBND huyện Phúc Thọ cho phép thực hiện dự án “chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp làm kinh tế trang trại” với tổng diện tích là 624.838 m2 thuộc các tờ bản đồ số 01, số thửa 35; tờ bản đồ số 02, số thửa 170; tờ bản đồ số 03, số thửa 01 tại khu Bãi Nổi sông Hồng thuộc xã Phương Độ. Thời hạn sử dụng đất là 20 năm, từ tháng 01/2011 đến hết tháng 01/2031.

Vĩnh Phúc: Khai thác cát trên sông Hồng khiến người dân 'bất an' - Hình 1

Tàu khai thác cát trên sông Hồng

Trong đơn nêu rõ: “Tại thửa đất của chúng tôi đang được huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội cho thuê bị UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp chồng lấn một phần cho dự án khai thác cát của Công ty Cổ Phần TMS tại điểm mỏ xã Đại Tự, huyện Yên Lạc. Từ đó, dẫn đến việc các tàu cuốc khai thác sát bờ sông làm sạt lở, biến dạng và hủy hoại đất nông nghiệp của cá nhân tôi nói riêng và của xã Phương Độ, huyện Phúc Thọ nói chung”.

Được biết, ngày 11/4/2016 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định số 1312/QĐ-UBND điều chỉnh giấy phép số 374/GP-UBND ngày 10/2/2015 về việc khai thác cát Sông Hồng của Công ty TMS. Lý do điều chỉnh nhằm đảm bảo phạm vi, ranh giới khai thác nằm trong địa giới hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc (không chồng lấn sang địa giới hành chính TP Hà Nội).

Theo đó, nội dung điều chỉnh diện tích của khu I thuộc địa phận xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc từ 15ha xuống còn 10,1 ha; Điều chỉnh diện tích của khia IV thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc từ 23,5 ha xuống còn 17,3 ha. Tổng diện tích của 4 khu sau khi điều chỉnh là 47,53 ha.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Công ty TMS có trách nhiệm thực hiện khai thác khoảng sản theo đúng nội dung điều chỉnh và các nội dung khác theo Giấy phép số 374/GP-UBND ngày 10/2/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Chính quyền lên tiếng

Tuy nhiên, 8h ngày 4/11, Công an xã Phương Độ, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội nhận được tin báo của quần chúng nhân dân với nội dung sau: Tại khu vực sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn xã, giáp ranh bên kia là xã Đại Tự có 3 tàu cuốc đang khai thác cát. Sau khi nhận được thông tin, Công an xã Phương Độ đã báo cáo lãnh đạo UBND xã và Công an huyện để xin ý kiến chỉ đạo và được công an huyện phân công cán bộ về hỗ trợ tổ công tác xác minh nguồn tin trên.

UBND xã Phương Độ đã có văn bản báo cáo, đề nghị Huyện ủy, UBND huyện Phúc Thọ sớm có báo cáo, xin ý kiến TP Hà Nội để sớm giải quyết việc khai thác tài nguyên trái phép tại bãi nổi sông Hồng thuộc địa bàn mình quản lý vào ngày 24/11.

Thông tin từ UBND xã Phương Độ, chiều 22/11, tổ công tác gồm đại diện UBND xã Phương Độ phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện Phúc Thọ tiến hành kiểm tra thực tế tại bãi nổi sông Hồng.

Kết quả kiểm tra cho thấy, tại khu vực này đang có 2 chiếc máy xúc công suất lớn đang thực hiện hoạt động múc đất. Kiểm tra trên hệ thống định vị GPS, tổ công tác khẳng định, vị trí 2 chiếc máy xúc hoạt động nằm hoàn toàn trong địa giới hành chính xã Phương Độ quản lý.

Trong quá trình tiến hành xác minh nội dung đơn thư phản ánh, phóng viên (PV) đã tìm hiểu thông tin bên phía xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và được biết:

Sáng ngày 01/12/2017, Công ty Cổ phần An Thịnh dùng máy móc khơi một luồng từ sông Hồng qua địa phận xã Phương Độ, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội để hút cát sông Hồng địa phận xã Đại Tự. Vì lo sợ Công ty An Thịnh sẽ làm sạt lở đất canh tác và ảnh hưởng đến nhân dân trong thôn nên bà con đã họp và thống nhất phân công người đi khiếu kiện với các cơ quan có thẩm quyền và tập trung yêu cầu Công ty An Thịnh không được tiếp tục khai thác cát.

Vĩnh Phúc: Khai thác cát trên sông Hồng khiến người dân 'bất an' - Hình 2

Công ty TNHH An Thịnh Vĩnh Lạc dùng máy móc khơi luồng lớn từ sông Hồng tiến sâu vào trong bãi nổi hàng chục mét để hút cát sông Hồng.

Ngay sáng ngày hôm sau (02/12/2017), rất đông người dân (chủ yếu là phụ nữ và người già) thuộc thôn Tam Kỳ 4, xã Đại Tự mang theo các vật dụng như cuốc, xẻng ra khu vực bãi cát để ngăn chặn hoạt động đào, đắp cát, yêu cầu 02 máy xúc của Công ty Cổ phần An Thịnh đang hoạt động dừng hoạt động.

Ngày 06/12/2017, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc đã có báo cáo số 333/BC-UBND gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc: “Nhân dân thôn Tam Kỳ 4, xã Đại Tự ra căn cản Công ty Cổ phần An Thịnh Vĩnh Lạc (Tên cũ Công ty Cổ phần TMS) khai thác cát sông Hồng, địa phận xã Đại Tự.”

Công văn “Hỏa tốc”!

Theo thông tin mới nhất PV nhận được, ngày 19/12/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có công văn “hỏa tốc” số 10138/UBND-NN5 về việc “Khẩn trương kiểm tra, xác minh và giải quyết đơn phản ánh của một số công dân thôn Tam Kỳ 4, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc”.

Vĩnh Phúc: Khai thác cát trên sông Hồng khiến người dân 'bất an' - Hình 3

Công văn “hỏa tốc” số 10138/UBND-NN5 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Công ty TNHH An Thịnh Vĩnh Lạc tạm dừng khai thác cát trên sông Hồng tại xã Đại Tự (Yên Lạc) 

Nội dung công văn “hỏa tốc” số 10138/UBND-NN5 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ: “Qua nắm bắt thông tin phản ánh liên quan đến việc khai thác cát sông Hồng ở địa bàn xã Đại Tự, huyện Yên Lạc có chiều hướng diễn biến phức tạp và để đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn, UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau: Yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Công an tỉnh và Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung được giao tại Văn bản số 10068/UBND-TD3 ngày 15/12/2017; báo cáo chậm nhất trong ngày 21/12/2017.

Trong thời gian các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh và giải quyết theo quy định, để đảm bảo an ninh trật tự và tránh xảy ra xung đột, trước mắt đề nghị Công ty Cổ phần TMS Khoáng sản và VLXD (nay là Công ty TNHH An Thịnh Vĩnh Lạc) tạm dừng hoạt động liên quan đến khai thác cát sông Hồng ở khu vực xã Đại Tự, huyện Yên Lạc và hợp tác làm việc, cung cấp các tài liệu liên quan để sớm có kết quả báo cáo UBND tỉnh theo chỉ đạo tại Văn bản số 10068/UBND-TD3 ngày 15/12/2017."

Báo Thương hiệu và công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

                                                                                             Nhóm PVĐT

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.