Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ

Ngày 13/4/2017, Đoàn ĐBQH khóa XIV của tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Đồng chí Trần Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV của tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) gồm 6 chương, 59 điều quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư, hợp đồng chuyển giao công nghệ; các biện pháp khuyến khích thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ.

Tham gia thảo luận về dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), các đại biểu cho rằng việc cần thiết ban hành luật phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tính khả thi của dự thảo luật và tên gọi của luật, bố cục của dự thảo luật.

Vĩnh Phúc: Lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ - Hình 1

Đồng chí Trần Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV của tỉnh

Tại hội nghị, đã có 16 ý kiến của các đại biểu tham gia góp ý vào dự thảo Luật, tập trung vào các nội dung: bổ sung thêm các cơ quan liên quan đến chuyển giao công nghệ vào đối tượng điều chỉnh của Luật; quy định rõ ràng, cụ thể hơn danh mục công nghệ khuyến khích, công nghệ hạn chế và công nghệ cấm chuyển giao để có chính sách quản lý phù hợp làm cơ sở cho việc kiểm soát công nghệ.

Trong Luật cũng cần quy định rõ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của Hội đồng thẩm định và các cơ quan liên quan trong chuyển giao công nghệ; quy định chính sách hỗ trợ của nhà nước để khuyến khích chuyển giao công nghệ. Về trình tự, nội dung, thẩm quyền thẩm định công nghệ cũng cần nghiên cứu kỹ để khi áp dụng không chồng chéo với các luật khác.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng góp ý về cách sử dụng, giải thích từ ngữ và một số quy định chi tiết khác.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp xây dựng của các đại biểu, thay mặt Đoàn ĐBQH của tỉnh, đồng chí Trần Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV của tỉnh đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến của các đại biểu để báo cáo, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.

Chiều cùng ngày, Đoàn ĐBQH khóa XIV của tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Dự án Luật Đường sắt gồm 10 chương, 90 điều quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; phương tiện giao thông đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quy tắc, tín hiệu giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt.

Vĩnh Phúc: Lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ - Hình 2

Đồng chí Trần Văn Tiến chủ trì hội nghị lấy ý kiến xây dựng Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), hầu hết các đại biểu nhất trí cao với sự cần thiết ban hành luật, tên gọi và bố cục các chương, điều của dự thảo, tính cần thiết, vai trò, vị trí, tầm quan trọng, tính khả thi, hợp hiến, hợp pháp, từ ngữ, tên gọi, cấu trúc văn bản, phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm, phân cấp quản lý Nhà nước về hoạt động đường sắt, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động giao thông đường sắt, kinh doanh đường sắt, giá/phí trong kinh doanh đường sắt...

Đồng thời, tập trung thảo luận, đưa ra ý kiến, đóng góp cụ thể nhiều nộị dung như: Khái niệm kết cấu đường sắt chưa đầy đủ; một số từ ngữ được nhắc đến nhiều trong luật như: “đường sắt quốc gia”, “đường sắt đô thị”, “đường sắt chuyên dụng” trong luật nhưng chưa giải thích rõ ràng, cụ thể, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau; bổ sung thêm cụm từ “hầm đường sắt” vào Điều 3; các hành vi cấm được quy định tại Điều 9 cần được quy định rõ; về quy hoạch giao thông đường sắt cần có sự kết nối với hạ tầng cơ sở khác, quy định rõ thẩm quyền công bố điều chỉnh, phân loại đường sắt, bổ sung thêm thông tin, thông báo; phân cấp, phân quyền trong đầu tư công trình đường sắt cần được quy định cụ thể; nguyên tắc xã hội hóa đầu tư xây dựng đường sắt chưa được quy định rõ, chưa mạnh dạn giao quyền cho doanh nghiệp; xây dựng quy tắc ứng xử phù hợp với người dân chịu ảnh hưởng từ hoạt động giao thông đường sắt; phân cấp thẩm quyền quản lý đường ngang, xử lý sự cố đường ngang chưa được đề cập; các điều khoản quy định về đường sắt tốc độ cao cần được quy định rõ, chặt chẽ hơn đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ; bổ sung thêm chương về thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm luật, quy định về quy hoạch xây dựng điểm đấu nối và vệ sinh môi trường.

Về hoạt động kinh doanh đường sắt, cần quy định cụ thể kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với hạng mục nhà nước đầu tư, hoặc nhà nước đầu tư nhưng cho các tổ chức, cá nhân thuê hoặc kinh doanh.

Đồng chí Trần Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV của tỉnh đánh giá cao sự tham gia, đóng góp ý kiến của các đại biểu, ghi nhận tổng hợp, tiếp thu các ý kiến báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Nguyễn Quyên

Bài liên quan

Tin mới

17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ huy động được gần 23.000 tỷ đồng
17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ huy động được gần 23.000 tỷ đồng

Số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trong tháng Tư đã tổ chức thành công 17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ Kho bạc Nhà nước huy động được 22.746 tỷ đồng.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn nên tận dụng nhịp điều chỉnh để mua cổ phiếu mới
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn nên tận dụng nhịp điều chỉnh để mua cổ phiếu mới

Thị trường chứng khoán hôm nay, ngày 9/5, nhà đầu tư trung - dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục và nên chờ nhịp điều chỉnh nếu muốn giải ngân thêm do mặt bằng giá hiện tại không còn quá hấp dẫn khi VN-Index đang vận động ở nửa trên của kênh tích lũy.

Bài 1: "Tư lệnh" ngành giáo dục: 10 dấu ấn và những thông số bét bảng
Bài 1: "Tư lệnh" ngành giáo dục: 10 dấu ấn và những thông số bét bảng

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Giáo dục và đào tạo có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là giáo dục đại học - lĩnh vực có trọng trách đào tạo đội ngũ lao động trình độ cao.

Bình Định: Khoảng 8.000 VĐV sẽ tham gia VnExpress Marathon Quy Nhon
Bình Định: Khoảng 8.000 VĐV sẽ tham gia VnExpress Marathon Quy Nhon

Tin từ UBND tỉnh Bình Định, ngày 23/6, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sẽ diễn ra giải VnExpress Marathon Quy Nhon 2024. Theo Ban Tổ chức, sẽ có khoảng 8.000 vận động viên trong nước và quốc tế tham dự giải…

Hơn 27.000 lượt khách đi cung đường sắt “Kết nối di sản miền Trung”
Hơn 27.000 lượt khách đi cung đường sắt “Kết nối di sản miền Trung”

Từ ngày 26/3 đến nay, chuyến tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” đã thu hút hơn 27.600 lượt khách, trong đó khách quốc tế là gần 2.200 lượt khách.

Thực hiện các công trình giao thông trọng điểm: Không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn
Thực hiện các công trình giao thông trọng điểm: Không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn

Thủ tướng yêu cầu các các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn nữa, giám sát, kiểm tra, bám sát công trường, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, triển khai các nhiệm vụ để các dự án được triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực, không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.