Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) phân tích: Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm trong phiên hôm nay 4/4 và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách lại vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.255 – 1.260 điểm.
![Kết phiên giao dịch 3/4, VN-Index giảm 15,57 điểm (-1,21%) về mức 1.271,47 điểm Kết phiên giao dịch 3/4, VN-Index giảm 15,57 điểm (-1,21%) về mức 1.271,47 điểm](https://media.thuonghieucongluan.vn/uploads/2024/04/04/untitled-1712188349.png)
Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng nên áp lực điều chỉnh có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong những phiên giao dịch tới, đặc biệt tỷ giá tiếp tục gia tăng nên nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục gia tăng trong những phiên giao dịch tới.
YSVN khuyên nhà đầu tư: Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế mua mới trong giai đoạn này, đặc biệt các nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục và hạ đòn bẩy về mức thấp, nhưng các nhà đầu tư chưa cần thiết bán hết toàn bộ.
Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) nhận định: Xu hướng trung hạn của VN-Index đang duy trì tích lũy để sẵn sàng cho nhịp bùng nổ tiếp theo hình thành uptrend, tuy nhiên quá trình tích lũy sẽ kéo dài thêm quanh cản mạnh 1.300 điểm.
VN-Index khả năng tiếp tục diễn biến điều chỉnh trong nền tích lũy trước cản mạnh 1.300 điểm, nhà đầu tư ngắn hạn cần tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường tại ngưỡng hỗ trợ. Nhà đầu tư trung, dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại và trường hợp cần giải ngân thêm vẫn có thể tiến hành trong nhịp điều chỉnh với kỳ vọng VN-Index vượt cản 1.300 điểm để hình thành uptrend.
Chuyên gia của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC) đưa ra khuyến nghị với nhà đầu tư: Nên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình, trong trường hợp thị trường diễn biến tiêu cực hơn, vùng 1.260 điểm trở thành vùng Quản trị rủi ro. Nhà đầu tư có thể mở mua mới, thăm dò nếu như thị trường kiểm định lại ngưỡng 1.200-1.220 thành công.
Ngày 3/4, giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết đạt 30.235,63 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên trước. Thị trường phân hóa mạnh, dòng tiền ngắn hạn vẫn luân chuyển nhưng áp lực bán cũng gia tăng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực giảm điểm, thanh khoản gia tăng trên mức trung bình với CTG (-2,71%), MBB (-2,42%), VIB (-2,28%), HDB (-2,09%), OCB (-2,03%)... Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán ngoài BVS (+9,88%) rất tích cực thì đa số đều chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh, thanh khoản đa số ở mức trung bình như: TVB (-3,60%), CSI (-3,14%), VCI (-2,80%), MBS (-2,30%), AGR (-2,24%)....
X.Hải (t/h)