Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ DN khai thác cát “tận diệt” sông Đà: Cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình có “làm ngơ”?

Dù đã kiểm tra, chỉ rõ hàng loạt sai phạm, tuy nhiên cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình lại đang “làm ngơ”, mặc cho các doanh nghiệp khai thác cát, sỏi trên địa bàn xã Hợp Thịnh, Hợp Thành (Kỳ Sơn, Hòa Bình), mặc sức hành dân, ngang nhiên dàn trận “tận diệt” sông Đà?

Vụ DN khai thác cát “tận diệt” sông Đà: Cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình có “làm ngơ”? - Hình 1

Hàng chục tàu khai thác cát sỏi đang dàn trận, đua nhau đục khoét sông Đà

Người dân kêu cứu

Thương hiệu & Công luận đã thông tin, theo phản ánh của người dân, thời gian qua, trên khúc sông Đà (gần 3 km) thuộc địa bàn các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành (Kỳ Sơn, Hòa Bình), hàng chục chiếc tàu quốc, tàu hút, tàu vận chuyển đua nhau dàn trận đúc khoét sông Đà. Đáng nói, hoạt động này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh, làm mất an ninh trật tự khu vực…

Trước thực trang trên, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương, nhưng đến nay mọi việc vẫn chưa được ngăn chặn, xử lý, khiến người dân nơi đây vô cùng bức xúc.

Tiếp nhận ý kiến phản ánh, PV đã ghi nhận và chứng kiến hàng loạt tàu quốc như những con “quái vật” nối đuôi nhau ngụp lặn, vây kín cả một đoạn sông dài. Tiếng máy nổ chát chúa cùng hoạt động của hàng loạt nhân công trên tàu khiến nơi đây như một đại công trường khai thác cát với quy mô lớn chưa từng có.

Trao đổi với PV, ông Đồng Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: “Hầu hết các phương tiện như tàu quốc, tàu hút mới xuất hiện từ hơn chục ngày nay. Những ngày đầu, tôi liên tục nhận được các cuộc gọi từ bà con. Chúng tôi đã báo cáo cấp trên nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác của doanh nghiệp này”.

“Lo ngại lớn nhất của tôi, cũng như toàn thể bà con đó là việc khai thác với quy mô và công suất như hiện tại thì hậu quả sau này sẽ không thể lường trước được”, ông Tám nói.

Vụ DN khai thác cát “tận diệt” sông Đà: Cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình có “làm ngơ”? - Hình 2

Cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đã kiểm tra, chỉ rõ sai phạm, nhưng vẫn "làm ngơ"?

Theo hồ sơ mà chính quyền địa phương cung cấp, điểm khai thác cát sỏi trên địa bàn xã Hợp Thịnh, Hợp Thành được UBND tỉnh Hòa Bình cấp phép khai thác khoáng sản cho Công ty CP Khai khoáng SHAHARA và Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến.

Tại Giấy phép số 20/QĐ-UBND ngày 21/04/2015, của UBND tỉnh Hòa Bình, do ông Bùi Văn Khánh ký đã cho phép Công ty CP Khai khoáng SHAHARA (Khu 5, Thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn, Hòa Bình) được khai thác cát dưới lòng sông Đà làm vật liệu xây dựng tại xóm thông, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn, Hòa Bình).

Trong đó, diện tích khai thác là 75 ha, được giới hạn bởi các điểm D,E,G,H,K có tọa độ xác định, độ sâu khai thác là +4 m, trữ lượng địa chất 5.500.000 m3, công xuất tối đa cho phép là 230.000 m3/năm, thời hạn khai thác là 24 năm.

Theo Văn bản số 369/ĐK ngày 04/05/2017, của Công ty CP Khai khoáng SHAHARA, do bà Nguyễn Thị Thảo, Tổng giám đốc ký, gửi Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở GTVT, UBND huyện Kỳ Sơn, UBND xã Hợp Thịnh về việc đăng ký số lượng phương tiện, giờ khai thác cát, sỏi, thể hiện rõ: DN này đăng ký 15 tàu phục vụ khai thác.

Trong đó, thường xuyên hoạt động 08 tàu, 07 tàu duy tu bảo dưỡng, khai thác trong vòng 12 tháng với thời gian khai thác từ 05h đến 19h hàng ngày; phương pháp khai thác là tàu hút, tàu quốc, cẩu cùng sản lượng khai thác cho phép là 230.000 m3/năm.

Tương tự, theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 51/QĐ-UBND ngày 11/12/2013, do ông Trần Đăng Ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình ký, cho phép Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến được khai thác cát trên Sông Đà làm vật liệu xây dựng thông thường (tại xã Hợp Thành, Kỳ Sơn, Hòa Bình).

Giấy phép nêu rõ: Phương tiện khai thác là dùng tàu hút bùn đến định vị ở gương khai thác đầu tiên, tạo diện khai thác với kích thước rộng 20-25 m. Hút cát bằng máy bơm cao áp qua các đầu hút, khai thác cát từ phía hạ lưu lên thượng lưu, các thông số dải khai thác: rộng BK=20-25M, cao HK=3-13.5 tùy theo độ sâu ngập nước của cát.

Phương thức khai thác là dùng tàu hút, vận chuyển, tiêu thụ theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, độ sâu khai thác là +4 m, trữ lượng địa chất: 898.000 m3, với công xuất tối đa cho phép là 27.000 m3/năm trong thời hạn 24 năm.

Quy định trong giấy phép là vậy, tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, trên đoạn sông này xuất hiện tới hàng trăm phương tiện phục vụ khai thác cát, sỏi. Mỗi ngày trữ lượng cát, sỏi mà 2 công ty này khai thác được là vô cùng lớn.

Cơ quan chức năng thờ ơ?

Trước phản ánh của đông đảo người dân, ngày 11/4/2017, Phòng TN&MT huyện Kỳ Sơn đã phối hợp với UBND xã Hợp Thịnh tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác của Công ty CP Khai khoáng SAHARA. Tại thời điểm kiểm tra, có khoảng 30 thuyền đang tham gia khai thác, vận chuyển cát (vượt quá số lượng tàu được phép hoạt động - PV).

Cũng tại Biên bản kiểm tra này, bà Trần Thị Hưởng, Trưởng xóm Tân Lập (xã Hợp Thịnh) đã nêu ý kiến về số lượng tàu thuyền tăng đột biến. Đồng thời, đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình cần xem xét lại trữ lượng khai thác có đảm bảo theo quy định hay không.

“Trong các ngày 9,10,11/4/2017, bình quân mỗi ngày có khoảng từ 60-70 tham gia khai thác, vận chuyển so với trước đây là từ 1-2 chiếc, giờ giấc khai thác có đảm bảo không? Hiện tại, công ty đang khai thác cả ngày lẫn đêm đang gây ảnh hưởng tới nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân”, ý kiến của bà Hưởng.

Vụ DN khai thác cát “tận diệt” sông Đà: Cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình có “làm ngơ”? - Hình 3

Hai bên bờ sông Đà (thuộc địa bàn xã Hợp Thịnh, Hợp Thành) bị sạt lở nghiêm trọng

Tiếp đó, ngày 04/05/2017 Đoàn kiểm tra do Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình phối hợp với lực lượng chức năng địa phương, tiến hành kiểm tra về hoạt động khai thác của Công ty CP Khai khoáng SAHARA và Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến.

Kết quả kiểm tra cho thấy: Tại khu vực mỏ của Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến hiện có 12 tàu quốc đang neo đậu để phục vụ cho hoạt động khai thác cát, trong đó chỉ có 2 tàu quốc đã thực hiện khai báo. Còn lại, 10 công ty này thuê để hoạt động khai thác, nhằm mục đích kinh doanh.

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn công tác cũng chỉ rõ: Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến đang cắm điểm mỏ sai lệch so với vị trí được cấp phép. Cụ thể: Điểm đầu mỏ khai thác sai lệch so với vị trí được cấp phép là 450 m dọc theo tuyến sông, điểm cuối khai thác sai lệch với vị trí được cấp phép là 55 m.

Đối với Công ty CP Khai khoáng SAHARA, qua quá trình kiểm tra, Đoàn công tác cũng phát hiện: Có 18 chiếc tàu quốc đang neo đậu (vượt quá số lượng cho phép - PV). Theo lý giải của ông Đặng Văn Tuấn, Phó tổng giám đốc thì toàn bộ tàu quốc trên, do công ty thuê để hoạt động khai thác.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng cũng chỉ rõ: Công ty CP Khai khoáng SAHARA đã thực hiện việc cắm mốc giới sai lệch so với giấy phép là 45m dọc theo tuyến sông.

Sai phạm đã rõ. Nhưng vì sao đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình không xử lý, để cho các doanh nghiệp khai thác cát mặc sức hành dân, xóa sổ đất nông nghiệp, ngang nhiên rút ruột sông Đà?

Vì sao các địa phương đang đồng loạt siết chặt hoạt động khai thác, nạo vét, tận thu cát theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, thì tỉnh Hòa Bình lại thờ ơ? Với việc kiểm tra, giám sát “cưỡi ngựa xem hoa” như trên, thì cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình sẽ báo cáo gì với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình?

Trước thực trạng trên, đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình và cơ quan chức năng sớm có động thái kiểm tra, xử lý dứt điểm sai phạm, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu buông lỏng quản lý, để xảy ra sai phạm nghiêm trọng, kéo dài...

Để “cát tặc” lộng hành, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu UBND tỉnh

Phát biểu tại cuộc họp về tình hình khai thác cát sỏi trái phép (ngày 7/3), Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xử lý nghiêm những hành vi khai thác cát trái phép.

Vụ DN khai thác cát “tận diệt” sông Đà: Cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình có “làm ngơ”? - Hình 4

“UBND các tỉnh, thành phố rà soát, đánh giá việc khai thác cát, sỏi, nạo vét cửa sông, cửa biển để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp xã, phường, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng khoáng sản. Ở nơi nào xảy ra sai phạm, trách nhiệm chính sẽ thuộc về người đứng đầu. ​Nếu phát hiện cán bộ có hành vi bao che, bảo kê do vi phạm, sẽ tùy tính chất, mức độ để xử theo quy định của pháp luật”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Nhóm PVĐT

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.