Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ Viettel bị xử phạt vì kinh doanh hàng lậu: Nhiều vấn đề cần được làm rõ!

Trong khi UBND tỉnh Ninh Bình ra Quyết định xử phạt Tổng Công ty Viễn thông Viettel vì hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, đồng thời sẽ tiến hành đấu giá số hàng tịch thu, thì đại diện phía Viettel lại khẳng định: Không nhập lậu lô hàng này...

 Thông tin sốc: Viettel nhập lậu hơn 8 vạn sản phẩm

Viettel khẳng định không nhập lậu?

Như Thương hiệu và Công luận đã thông tin, tháng 8/2017 UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty Viễn thông Viettel thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Được biết, ngày 7/6/2017 Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Ninh Bình đã lập Biên bản vi phạm hành chính số 15/BB-VPHC xung quanh vụ việc nêu trên. Đến ngày 2/8/2017, Công an tỉnh Ninh Bình ban hành văn bản số 799/CAT-PC46 gửi UBND tỉnh Ninh Bình.

Vụ Viettel bị xử phạt vì kinh doanh hàng lậu: Nhiều vấn đề cần được làm rõ! - Hình 1

Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Ninh Bình

Với hành vi vi phạm hành chính là kinh doanh hàng hóa nhập lậu, Tổng công ty Viễn thông Viettel bị phạt  90 triệu đồng. Cùng với đó, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu tịch vụ toàn bộ tang vật vi phạm, bao gồm: 83.000 chiếc đầu nối Fast Connecter; 200 chiếc điện thoại di động Viettel V6216; 120 chiếc USB Wifi 4G-D6606 và 10 thiết bị phát wifi TP Link - W8151N.

Theo Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Ninh Bình, cơ quan này yêu cầu Viettel phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Vụ Viettel bị xử phạt vì kinh doanh hàng lậu: Nhiều vấn đề cần được làm rõ! - Hình 2

Hơn 83.000 sản phẩm của Tổng công ty Viễn thông Viettel đã bị thu giữ (Ảnh minh họa)

Liên quan đến việc này, đại diện phía Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, doanh nghiệp này không nhập lậu lô hàng trên.

Được biết, Tổng Công ty Viễn thông Viettel là đơn  trực thuộc Tập đoàn Viettel được thành lập ngày 05/04/2007 trên cơ sở sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.

"Liên quan đến Quyết định xử phạt số 415/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình về việc xử phạt vi phạm hành chính hành vi “kinh doanh hàng hoá nhập lậu”, trước tiên, Tổng Công ty Viễn thông Viettel khẳng định không nhập lậu lô hàng này, và đã cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của Lô hàng cho cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình theo quy định của Pháp luật.

Tuy nhiên thời gian cung cấp giấy tờ bị chậm (quá 24h) so với quy định khoản D, điều 3 về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ của Thông tư số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 8/5/2015, dẫn tới lô hàng vẫn bị coi là “hàng hoá nhập lậu” và xử phạt hành chính 90 triệu đồng và tịch thu toàn bộ lô hàng.

Sau khi tiếp nhận quyết định xử phạt, Tổng Công ty Viễn thông Viettel đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Bình và chấp hành nộp phạt hành chính theo quy định (tháng 12/2017)".

Sẽ đấu giá công khai số hàng tịch thu

Tại một diễn biến khác, trao đổi với báo chí, ông Vũ Công Hoan- Chánh văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình cho biết: “Trong vụ việc này, bên phía Viettel đã tiến hành nộp phạt 90 triệu được gần 6 tháng”.

Về biện pháp xử lý số hàng hoá nhập lậu, vị này cho biết: “Với số hàng tịch thu được, chúng tôi sẽ mang ra đấu giá công khai và sung vào công quỹ”.

Vụ Viettel bị xử phạt vì kinh doanh hàng lậu: Nhiều vấn đề cần được làm rõ! - Hình 3

Tổng công ty Viễn thông Viettel bị xử phạt 90 triệu đồng

Với mức xử phạt nêu trên, có thể thấy UBND tỉnh Ninh Bình căn cứ theo Điều 17, Nghị định số 185/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hoá có giá trị lớn, có tổ chức hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức,..., công ty (hoặc người đứng đầu công ty) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh buôn lậu, quy định tại điều 188, Bộ luật Hình sự 2015.

Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

...

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu.

3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;

b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;

c) Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Trước sự việc trên có thể thấy những lùm xùm quanh sự việc này tồn tại một sự “mập mờ”, khiến đông đảo dư luận thắc mắc. Bởi, câu trả lời từ phía Tổng Công ty Viễn thông Viettel là vậy, nhưng trước khi tịch thu số hàng, Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Ninh Bình lại căn cứ theo Điều 17, Nghị định số 185/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay
Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay

Trong bối cảnh thiếu hụt tàu bay hiện nay, ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp hàng không nội địa đang nỗ lực tìm cách giải bài toán tải cung ứng, cũng như giảm nhiệt giá vé máy bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khi dịp lễ 30/4 -1/5 và cao điểm Hè 2024 đang tới gần.

Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW
Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW

Huyện ủy Hải Hậu, tỉnh Nam Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 440/UBND-VP5 gửi: Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, UBND các huyện, thành phố Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.