Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng luật, pháp lệnh vẫn tồn tại việc “xin lùi xin rút”

Ngày 19/3, trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn nhìn nhận, về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn có tình trạng “xin lùi, xin rút, xin điều chỉnh”…

Theo các đại biểu, thời gian qua công tác lập và trình dự án, đề án để đưa vào chương trình của Chính phủ đã có bước tiến đáng kể, đặc biệt khi thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (có hiệu lực từ 1/7/2016). Tuy nhiên, hiện vẫn còn có những hạn chế, bất cập trong việc ban hành văn bản chi tiết luật, pháp lệnh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng nêu thực tế, thời gian qua, việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn có tình trạng những dự án phải thay đổi, phải dời chương trình hoặc đưa ra khỏi chương trình. Việc này lặp đi lặp lại khá nhiều và là tồn tại, hạn chế trong nhiều năm qua. 

Ông Trương Minh Hoàng đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng này, nhất là việc xử lý trách nhiệm thuộc về ai; đồng thời đặt vấn đề có nên điều chỉnh cách thức làm luật trong thời gian tới hay không? 

Trả lời chất vấn của ông Trương Minh Hoàng, Bộ trưởng Lê Thành Long thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua vẫn chưa khắc phục được triệt để tình trạng “xin lùi, xin rút, xin điều chỉnh và bổ sung vào chương trình hàng năm”. Tuy nhiên, tình trạng "xin lùi, xin rút" đã bớt đi. Bộ trưởng Long nêu dẫn chứng, dự án rút khỏi chương trình từ 11 dự án của năm 2016 xuống còn 3 vào năm 2017 và chỉ còn 1 vào năm 2018. Bên cạnh đó, theo chương trình 2018, Chính phủ đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số lượng bổ sung lại đột biến, trên dưới 10 dự án. 

Xây dựng luật, pháp lệnh vẫn tồn tại việc “xin lùi xin rút” - Hình 1

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long

Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng trên, Bộ trưởng cho biết, khi lập đề nghị để đưa dự án vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các cơ quan chưa trù liệu hết được, như Luật Quy hoạch khi xây dựng kéo theo sửa đổi một loạt các luật khác. 

Bên cạnh đó, số lượng các dự án luật, pháp lệnh hình thành trong thời gian qua rất lớn. Quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 chặt chẽ hơn, đòi hỏi đánh giá tác động kỹ càng hơn.

Để khắc phục tình trạng này, người đứng đầu ngành tư pháp cho biết cần chủ động sớm rà soát các nguồn đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ưu tiên tính khả thi; nâng cao hiệu quả công tác thẩm định; đôn đốc các bộ ngành.

Chất vấn Bộ trưởng Lê Thành Long, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, có nhiều dự án luật quá chậm so với yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Một số dự án luật từ khi trình cho tới khi họp chỉ hai ngày và là hai ngày cuối tuần. Tình trạng này khiến cơ quan thẩm tra gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, chất lượng nhiều dự án Luật có vấn đề, nhiều báo cáo không ký, không đóng dấu, đánh giá tác động chỉ có nửa trang không có số liệu chứng minh. Thời gian và sự tham gia cho ý kiến của một số bộ ngành còn hình thức; chưa lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách.

Bà Lê Thị Nga đề nghị cần có giải pháp chấn chỉnh tình trạng này và đặt câu hỏi tình trạng như vậy có xử lý cá nhân, tổ chức, chuyên viên, lãnh đạo nào không?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và công khai các đơn vị chậm trễ. “Trong các phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu rất rõ các bộ trưởng, trưởng ngành phải trực tiếp xây dựng văn bản, dự thảo và chịu trách nhiệm về việc trình không đúng thời hạn, tiến độ, chất lượng”, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh. 

Bộ trưởng cũng khẳng định, về nhiệm vụ chính trị thì bộ trưởng, trưởng ngành không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật cũng là một trong những căn cứ yếu tố để đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. 

PV

Bài liên quan

Tin mới

Nhà giam hơn trăm tuổi trong bệnh viện
Nhà giam hơn trăm tuổi trong bệnh viện

Nằm sâu bên trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM có một khu nhà đã gần 150 năm tuổi, là nơi giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng

[Ảnh] Bình Thuận đón hơn 220.000 lượt khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5
[Ảnh] Bình Thuận đón hơn 220.000 lượt khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Ngày 1/5, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, trong dịp lễ 30/4-1/5, tỉnh ước đón 220.000 lượt khách tham quan, lưu trú tăng khoảng 25% so với năm 2023, công suất phòng bình quân khoảng 75-95%, doanh thu ước khoảng 420 tỷ đồng.

Nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử bằng ngôn ngữ xiếc
Nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử bằng ngôn ngữ xiếc

Những ngày này, các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang nỗ lực tập luyện để kịp ra mắt khán giả những chương trình nghệ thuật ấn tượng, giúp nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Sức ép vĩ mô kéo giá kim loại suy yếu
Sức ép vĩ mô kéo giá kim loại suy yếu

Cùng xu hướng giảm khá mạnh, sắc đỏ cũng gần như áp đảo bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đều quay đầu bởi sức ép vĩ mô. Chốt phiên, giá bạc để mất 3,59% xuống 26,39 USD/ounce. Giá bạch kim đóng cửa tại mức 948,2 USD/ounce sau khi giảm 1,38%.

Vì sao, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ tăng đột biến?
Vì sao, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ tăng đột biến?

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang khu vực châu Âu, châu Mỹ như Pháp, Cuba… trong những tháng đầu năm 2024 có sự tăng đột biến. Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ nhận định, khu vực Âu Mỹ mặc dù không phải là thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm, tuy nhiên khu vực này hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng trong tương lai, nhu cầu của thị trường này ổn định, trong khi đó thị phần của Việt Nam mới chỉ chiếm một phần nhỏ và còn nhiều dư địa để tăng trưởng.

Hơn 500 vận động viên tranh tài tại giải đua thuyền truyền thống trên sông Gianh
Hơn 500 vận động viên tranh tài tại giải đua thuyền truyền thống trên sông Gianh

Ngày 30/4, trên sông Gianh, UBND huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức giải đua thuyền truyền thống với sự tham gia của hơn 500 vận động viên đến từ 19 đội thuyền đua nam thuộc 19 xã, thị trấn trên địa bàn.