Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam như thế nào?

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn thì, trong "làn sóng thứ ba" của cà phê thế giới hiện nay, quan điểm về chất lượng không chỉ gói gọn trong từng hạt cà phê mà còn mở rộng ra cả quá trình từ chọn giống, trồng, thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản, đến cả cách thưởng thức.

Hội thảo "Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững" đã được tổ chức ngày 12/03 tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 

Ảnh internet
Xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam như thế nào? Ảnh internet.

Tại Hội thảo, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết: Trong "làn sóng thứ ba" của cà phê thế giới hiện nay, quan điểm về chất lượng không chỉ gói gọn trong từng hạt cà phê mà còn mở rộng ra cả quá trình từ chọn giống, trồng, thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản, đến cả cách thưởng thức.

Dù đã đạt được những thành tựu không nhỏ song ngành cà phê Việt Nam vẫn còn phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, niên vụ 2021-2022, Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu cà phê Robusta với 1,5 triệu tấn, kim ngạch 2,97 tỷ USD; cà phê nhân Arabica chỉ xuất 60.000 tấn, kim ngạch 260 triệu USD; cà phê nhân đã khử caffeine 26.000 tấn, kim ngạch 76,9 triệu USD.

Trong thương mại, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, sau đó được trộn lẫn với cà phê từ các nước để chế biến nhiều sản phẩm khác nhau nên người tiêu dùng không biết đến cà phê Việt. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới nên dù đứng hàng đầu về sản lượng xuất khẩu, Việt Nam chỉ đứng thứ 10 về giá trị.

Đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT đề xuất các giải pháp tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết. Cụ thể, về sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả như: Đẩy mạnh tái canh, tiếp tục đầu tư vùng nguyên liệu, xây dựng vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu. Đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững, cà phê chứng nhận, đáp ứng nhu cầu, điều kiện kỹ thuật của người mua; hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật để họ yên tâm trồng trọt. Đặc biệt, cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê.

Xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam như thế nào? Ảnh internet
Xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam như thế nào? Ảnh internet.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; phát triển hạ tầng thương mại, hệ thống logistics kết nối giữa người sản xuất với nhà phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa. Bên cạnh việc tập trung duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, cần nhanh chóng phát triển các thị trường tiềm năng, nhất là EU và các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các nước ASEAN...

Ngoài ra, phải củng cố tổ chức và hoạt động của các chi hội, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) sản xuất cà phê. Trong đó, chú trọng tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị của các HTX sản xuất cà phê. Thành lập các HTX ngay tại vùng nguyên liệu, tạo nên chuỗi liên kết bền vững từ nông dân đến nhà xuất khẩu…

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng để cà phê Việt Nam tăng giá trị thì không chỉ ở chế biến tinh mà còn ở giá trị văn hóa tiêu dùng cà phê để đi vào đúng cảm xúc. Theo ông, chúng ta cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị, mang tính nhân văn; làm sao để người trồng cà phê được chia sẻ lợi ích nhiều nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng.

"Cần kiến tạo dư địa mới, không gian phát triển sáng tạo các sản phẩm từ hạt cà phê... Cần tích hợp yếu tố văn hóa vào sản xuất - kinh doanh để cộng hưởng, làm gia tăng giá trị ngành hàng cà phê. Văn hóa cà phê Việt Nam bắt đầu từ nông dân, tới các doanh nghiệp và nhà phân phối để cộng hưởng thành một hình ảnh. Chúng ta kéo dòng người đến Tây Nguyên nhiều hơn và đưa Tây Nguyên đi xa hơn bằng thương hiệu chung cà phê Việt Nam…", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh. 

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Trong tháng cuối năm, các dòng xe Honda đang bán tại Việt Nam đang có mức ưu đãi từ 50-100% lệ phí trước bạ
Trong tháng cuối năm, các dòng xe Honda đang bán tại Việt Nam đang có mức ưu đãi từ 50-100% lệ phí trước bạ

Honda “chơi lớn”, ưu đãi toàn bộ 6 dòng xe đang bán tại Việt Nam , tặng 1 năm bảo hiểm thân vỏ, 2 năm gia hạn bảo hành...

Công an vào cuộc vụ nghi bác sĩ “rởm” tại Hải Phòng
Công an vào cuộc vụ nghi bác sĩ “rởm” tại Hải Phòng

Liên quan đến nội dung phản ánh của bạn đọc về đối tượng bị nghi là giả danh bác sĩ lấy tên là Lee Nguyễn có tên thật là Nguyễn Thị Nh, sinh năm 1992, quê quán tại xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ban đầu xác định vi phạm của cơ sở thẩm mỹ Ruby spa là: quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ đã ký Ý định Thư (LOI) tài trợ 500 triệu USD cho VinFast
Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ đã ký Ý định Thư (LOI) tài trợ 500 triệu USD cho VinFast

VinFast sẽ nhận tài trợ 500 triệu USD từ Tập đoàn Tài chính Mỹ nhằm thúc đẩy phát triển giao thông điện hóa…

TP. Hồ Chí Minh: 80 phường thuộc 10 quận phải sáp nhập
TP. Hồ Chí Minh: 80 phường thuộc 10 quận phải sáp nhập

80 phường được UBND TP. Hồ Chí Minh đề xuất sáp nhập trong các năm tới tập trung ở 10 quận: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp và Phú Nhuận.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD để phát triển kinh tế xanh
Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD để phát triển kinh tế xanh

Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP/năm để thích ứng với biến đổi khí hậu.