Hết thời bát nháo

Từ ngày 1/7/2016, tất cả xe máy điện nếu muốn lưu hành, tham gia giao thông tại Việt Nam đều cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, chủ xe cần phải có cả giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật của xe điện, đồng nghĩa với việc các xe máy điện với nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo chất lượng không thể xuất hiện ngoài đường phố.

Nguyên nhân của việc này là do trong suốt thời gian dài xe máy điện được tuồn từ nước ngoài vào Việt Nam và gắn nhãn mác “made in Việt Nam”. Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), cả nước có khoảng hơn 3 triệu xe máy điện, xe đạp điện trong đầu năm 2016, nhưng mới chỉ quản lý được khoảng 10%.

Xe điện thương hiệu Việt đáng được khích lệ - Hình 1

Trong suốt thời gian dài, xe đạp điện, xe máy điện được tuồn từ nước ngoài vào Việt Nam và gắn nhãn mác “Made in Vietnam”. (Ảnh minh hoạ)

Theo ông Hồ Quang Thái, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, thì “Đa số các vụ việc bị phát giác và bắt giữ khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, chủ hàng chỉ xuất trình được hóa đơn mua bán hàng. Ngoài ra, không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng”.

Vấn đề còn nằm ở chỗ, giá bán của xe đạp điện, xe máy điện không rõ nguồn gốc này cũng không rẻ, bởi vậy chỉ cần qua quá trình “phù phép”, hợp thức hóa thì chúng bị đội giá lên để tăng tỉ lệ lợi nhuận cho người kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó trưởng Phòng chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam, đánh giá rằng “Các loại xe điện lậu này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi người sử dụng tham gia giao thông là tương đối lớn, nhất là tại các thành phố lớn có mật độ lưu thông giao thông cao.”

Xe điện Việt đáng được khích lệ

Bên cạnh sự chỉ đạo và các động thái quyết liệt trong quản lý xe điện hai bánh ở cả khâu đầu vào lẫn thị trường mua bán và lưu thông, Việt Nam vẫn rất cần ý thức và hiểu biết của người tiêu dùng khi lựa chọn phương tiện này. Tại Việt Nam, số thương hiệu xe điện chính hãng với chất lượng đảm bảo còn ít.

Gần đây, thị trường cũng đã xuất hiện một thương hiệu nội địa đủ sức tiên phong trong việc tự phát triển và nghiên cứu xe. Cuối năm 2016, HKbike đã đổi tên thành PEGA để phù hợp hơn với quy mô và định hướng mới, bao gồm cả việc hợp tác sử dụng động cơ của hãng cơ khí nổi tiếng Bosch từ Đức, và mở rộng ra thị trường Đông Nam Á, Châu Âu.

Hiện nay, PEGA đã có khoảng 230 showroom chính hãng trên toàn quốc. Họ cũng tự tin vào khả năng đạt được con số 350 đại lý tiêu chuẩn với diện tích mặt bằng 120 - 350m2 để người mua có thể trải nghiệm, mua hàng và đảm bảo các hoạt động hậu mãi.

Xe điện thương hiệu Việt đáng được khích lệ - Hình 2

Xe điện mang thương hiệu PEGA

Cùng với đó, ông Lê Hoàng Long, CEO PEGA, cho biết họ đặt mục tiêu sẽ đạt 50% doanh thu của thị trường xe điện năm 2019. Hay nói cách khác, trong 2 năm sau thì cứ 2 xe điện được bán ra thì có một chiếc mang thương hiệu PEGA.

Những năm đầu, PEGA tập trung vào việc nghiên cứu và tự phát triển xe điện, kinh doanh nhóm xe đạp điện để phục vụ nhóm khách hàng trẻ tuổi. Song Việt Nam cũng như các nước tiên tiến, đang phát triển ngày càng có nhu cầu lớn hơn về xe máy điện, thay thế cho xe 2 bánh chạy xăng truyền thống.

PEGA đã sản xuất xe điện ngay ở trong nước, song song nghiên cứu để tối ưu sản phẩm cho nhu cầu của nội địa. Các xe điện của PEGA hiện đã đặt tiêu chuẩn tương đương so với các xe máy sản xuất trong nước, từ khung thép carbon độ cứng cao đạt tiêu chuẩn xuất Châu Âu, cùng với hệ thống động cơ điện chống nước tiên tiến… Hiện nay, hãng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tối ưu hệ thống để các xe có thể đạt quãng đường di chuyển xa hơn mức 100km hiện tại.

PV