Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xử lý xâm phạm quyền SHCN: Chuyển dịch sang biện pháp dân sự

Một trong những điểm yếu và thách thức lớn nhất của hệ thống sở hữu công nghiệp (SHCN) ở nước ta hiện nay chính là hiệu quả của hoạt động thực thi quyền còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nhất là việc thực thi quyền SHCN bằng biện pháp tư pháp.

“Quá thiên về hành chính”

Số liệu thực thi quyền SHTT của các bộ, ngành được tổng kết theo Chương trình hành động 168 cho thấy, số lượng các vụ xâm phạm quyền SHCN bị các cơ quan thực thi xử lý bằng biện pháp hành chính gia tăng với tỷ lệ khá cao.

Trong giai đoạn 2006 - 2016, các cơ quan QLTT đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 179.857 vụ có liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, tổng số tiền xử phạt 591.720.045 đồng. Giai đoạn từ 1/7/2006 - 30/6/2016, Thanh tra Bộ KH&CN đã tiến hành 386 vụ thanh tra lĩnh vực SHCN, xử phạt hành chính đối với 269 vụ với mức tiền phạt 7.700.000.000 đồng.

Thực tiễn cho thấy, hầu hết các vụ xâm phạm quyền SHCN đều được xử lý bằng biện pháp hành chính và tập trung chủ yếu vào đối tượng hàng nhái, hàng giả về nhãn hiệu và hàng xâm phạm kiểu dáng CN. Hình thức chủ yếu là phạt cảnh cáo, phạt tiền và tịch thu hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu.

Xử lý xâm phạm quyền SHCN: Chuyển dịch sang biện pháp dân sự - Hình 1

Ảnh minh họa

Ngành tòa án cho biết, việc xử lý các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền bằng biện pháp dân sự tại tòa án chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp so với hàng chục ngàn vụ xâm phạm quyền bị xử lý bằng biện pháp hành chính, tập trung chủ yếu vào các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả (83,5%), lĩnh vực SHCN chiếm tỷ lệ rất thấp (5,5%). Số vụ xâm phạm quyền bị xử lý về hình sự cũng không nhiều (các TAND đã thụ lý sơ thẩm 21 vụ với 33 bị cáo, đã xét xử 13 vụ với 22 bị cáo, trong đó có 12 vụ với 20 bị cáo về tội xâm phạm quyền SHCN).

Nhiều cơ quan, bộ, ngành, tổ chức và địa phương có chung nhận định, trong 3 biện pháp (dân sự, hành chính, hình sự) được áp dụng để thực thi quyền SHTT ở nước ta, thì biện pháp hành chính chiếm vai trò chủ đạo; các chế tài dân sự hoặc hình sự rất ít được áp dụng và không phát huy được hiệu quả.

Hiệu quả thực thi thấp

Thực trạng “quá thiên về hành chính” dẫn tới hậu quả là quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền chưa được bảo vệ thỏa đáng, hiệu quả còn thấp, bởi biện pháp tư pháp - được coi là bảo vệ quyền SHTT một cách hữu hiệu nhất, hầu như không phát huy tác dụng.

Mặt khác, mức xử phạt hành chính do các cơ quan thực thi áp dụng hiện nay chưa đủ mạnh để đảm bảo tính nghiêm minh, không đủ sức răn đe, ngăn ngừa hành vi xâm phạm. Với cách phạt theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”, “phạt cho tồn tại” khiến tình trạng tái phạm xảy ra phổ biến. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền, làm nản lòng các nhà đầu tư, gây tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội.

Dẫu biết bộc lộ những hạn chế, nhất là trong các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền mang tính chất phức tạp, nhưng các chủ thể quyền thường có xu hướng chọn biện pháp hành chính khi yêu cầu xử lý xâm phạm, ngại khởi kiện ra tòa, do thủ tục phức tạp, kéo dài, tốn kém; chủ thể quyền chưa thực sự tin tưởng vào kinh nghiệm của tòa án trong việc xử lý các tranh chấp, xâm phạm quyền SHTT.

Thực tế đó đi ngược lại với xu hướng thực thi quyền SHTT của các nước trên thế giới (biện pháp hành chính hầu như không được áp dụng, việc thực thi quyền chủ yếu dựa vào các chế tài dân sự và hình sự).

Theo bà Đỗ Thị Minh Thủy, Thanh tra Bộ KH&CN, về định hướng chiến lược, cần hạn chế biện pháp hành chính, chuyển dịch sang biện pháp dân sự. Nâng cao năng lực tòa án, tiến tới thành lập tòa chuyên trách SHTT; tạo lập cơ chế “1 cửa” trong xử lý hành chính. Bên cạnh đó, sửa Luật SHTT và các văn bản pháp lý liên quan, đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong hoạt động thực thi và giải quyết tranh chấp quyền SHTT; quy định chế định pháp lý riêng về giải quyết tranh chấp quyền SHTT trong Luật SHTT.

Thường xuyên trao đổi chuyên môn giữa các cơ quan thực thi, giữa cơ quan thực thi và tòa án. Tạo sự nhất quán trong nhận định và xử lý các vụ việc có cùng bản chất; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi với tòa án và Cục SHTT…

Hà Thu

Bài liên quan

Tin mới

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.