Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

An Giang ban hành kế hoạch thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia

Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của 3 chương trình. Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM); phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi; giảm nghèo bền vững kỳ vọng tạo ra sự thay đổi lớn đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Ban hành kế hoạch thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia

Các chương trình mục tiêu quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu vực đồng bào DTTS và miền núi, là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước đối với đồng bào sinh sống tại vùng còn nhiều khó khăn.

Thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh chủ động, tích cực, khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai; ưu tiên nguồn lực thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, bước đầu đạt một số kết quả tích cực.

Theo đó, tỉnh thành lập ban chỉ đạo, các bộ phận giúp việc; giao đơn vị chủ trì quản lý chương trình, kế hoạch thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch thực hiện trong từng nội dung của từng chương trình; cơ chế, chính sách, giao kế hoạch vốn trung hạn và hàng năm.

Làm đường nông thôn
Làm đường nông thôn (Ảnh: KT)

UBND tỉnh An Giang ban hành kế hoạch thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia; phê duyệt danh mục và lộ trình huyện đạt chuẩn NTM, xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... Các cơ quan chủ quản xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần được giao, làm cơ sở tổ chức, triển khai.

Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp so kế hoạch (năm 2022 chỉ đạt 26% so kế hoạch vốn), làm giảm hiệu quả vốn đầu tư công, ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển KTXH và mục tiêu tăng trưởng chung của tỉnh.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan (ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, biến động giá cả, nguyên vật liệu, kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 được giao trễ…), còn có nguyên nhân chủ quan do một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị chưa chủ động, quyết liệt, chưa đề ra giải pháp thiết thực, hiệu quả trong lãnh, chỉ đạo.

Việc phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương chưa kịp thời, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu…

Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, sở, ban, ngành trong tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Trung ương và tỉnh.

Cần xác định việc hoàn thành tiến độ, chất lượng 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển KTXH chung của tỉnh, tác động tích cực đến đời sống của người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa
Chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa (Ảnh: KT)

“Người đứng đầu các tổ chức đảng, địa phương, sở, ban, ngành, cơ quan liên quan đề cao trách nhiệm, quyết liệt, chủ động, tích cực, sâu sát, cụ thể, nắm chắc tình hình, nhận diện rõ nguyên nhân triển khai chậm của từng dự án, tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh ngay bất cập và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc” - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng yêu cầu.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, nhằm thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo giải quyết công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư kịp thời, đúng quy định cho người dân, đúng pháp luật, hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là các dự án trọng điểm.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn theo quy định và ngay khi có khối lượng, chủ động rà soát, điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định.

Tỉnh đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện quy hoạch địa phương, chuẩn bị điều kiện tốt nhất hoàn thành thủ tục đầu tư, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi để giải ngân vốn của dự án ngay sau khi được giao kế hoạch vốn.

Đẩy mạnh thanh, kiểm tra; có chế tài xử lý nghiêm khắc chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời đối với cán bộ công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực. Kiên quyết xử lý hành vi vi phạm trong công tác quản lý đầu tư công.

Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia, phát huy vai trò giám sát trong quá trình triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền triển khai thực hiện 3 chương trình sâu rộng trong hệ thống chính trị, Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Tây Tựu

Bài liên quan

Tin mới

Ông Kim Sang-sik làm HLV tuyển Việt Nam
Ông Kim Sang-sik làm HLV tuyển Việt Nam

Chiều 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) phát đi thông báo, VFF và ông Kim Sang-sik đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng đội tuyển Nam và đội tuyển U23 Việt Nam.

Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan
Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

Ngày 3/5, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.

Cán bộ y tế cơ sở là những chiến sĩ trên tuyến đầu chống lại bệnh tật
Cán bộ y tế cơ sở là những chiến sĩ trên tuyến đầu chống lại bệnh tật

“Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng luôn vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Cán bộ y tế cơ sở là những chiến sĩ trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật và bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu trong lễ phát động Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi diễn ra Hà Nội.

Bắc Ninh: Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
Bắc Ninh: Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Tỉnh Bắc Ninh tăng cường phổ biến, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực, xâm hại; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học trước kỳ nghỉ hè. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao với nội dung bổ ích, hình thức phù hợp với trẻ em trên địa bàn dân cư.

Thu ngân sách từ cảng biển Hà Tĩnh ghi nhận bước nhảy vọt
Thu ngân sách từ cảng biển Hà Tĩnh ghi nhận bước nhảy vọt

Trong 4 tháng đầu năm 2024, lưu lượng hàng hóa qua cảng Vũng Áng – Sơn Dương đã tăng mạnh đóng góp lớn vào sự gia tăng 39% của thu ngân sách Hà Tĩnh so với cùng kỳ năm trước.

Bắc Ninh: Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại’’
Bắc Ninh: Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại’’

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 3/5, tại Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại’’.