Bộ KHĐT đang nỗ lực tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân quyền cho địa phương và giải quyết các vướng mắc trong quy hoạch, đầu tư và đấu thầu.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư được cấu thành từ 6 điều khoản. Trong đó, có 4 điều nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định của 4 luật hiện hành. Ngoài ra, dự thảo còn quy định về điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành của luật mới.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cụ thể, dự thảo sẽ điều chỉnh Điều 5 và Điều 6 của Luật Quy hoạch để làm rõ hơn hệ thống quy hoạch quốc gia và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch. Đồng thời, dự thảo cũng sẽ quy định cụ thể về việc sử dụng nguồn vốn cho hoạt động quy hoạch, bao gồm cả quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.

Về Luật Đầu tư, cơ quan chức năng dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm tăng cường phân quyền cho địa phương.

Cụ thể, dự thảo tập trung vào việc điều chỉnh các quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp và bến cảng, giao quyền này cho UBND cấp tỉnh.

Ngoài ra, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nhằm mở rộng phạm vi áp dụng của hình thức đầu tư này. Trong đó, dự thảo sẽ cho phép thực hiện PPP đối với hầu hết các dự án đầu tư phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ công, đồng thời tăng cường yêu cầu về tính khả thi và hiệu quả của các dự án PPP.

Cuối cùng, Bộ KHĐT đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu nhằm tạo sự thuận lợi trong quá trình đầu tư.

Theo đó, luật mới sẽ rút ngắn thời gian, cho phép chủ đầu tư được tiến hành các thủ tục chọn nhà thầu trước khi quyết định đầu tư được phê duyệt và được ký kết hợp đồng thương mại trước khi hoàn thành một số thủ tục đầu tư.

Phương Thảo(t/h)